TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 21 (có đáp án 2023): Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 8 Bài 21.

1 2,335 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật là biểu hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích: Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật (SGK/ trang 58).

Câu 2: Điều bao nhiêu của Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng luật?

A. Điều 71.

B. Điều 72.

C. Điều 73.

D. Điều 74.

Đáp án: D

Câu 3: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội là nói đến nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm pháp luật.

B. Vai trò của pháp luật.

C. Đặc điểm của pháp luật.

D. Bản chất của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 4: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Giải thích: Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, nhũng quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến (SGK/ trang 58)

Câu 5: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích: Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định (SGK/ trang 59).

Câu 6: Phương án nào sau đây là nội dung bản chất của pháp luật?

A.Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

C. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. A và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục) (SGK/ trang 59).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Khoản 2 điều 132 Bộ luật hình sự thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

? Thể hiện tính bắt buộc, buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Câu 8: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào?

A. Được khuyến khích.

B. Không bị phạt.

C. Tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt tù.

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: C

Giải thích: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật?

A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy.

B. Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường.

C. Cướp giật, trấn lột tài sản của người khác.

D. Tổ chức hoạt động mại dâm.

Đáp án: B

Giải thích: Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường không phải hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?

A. Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

B. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

C. Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người khác.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; thực hiện quyền con người, quyền công dân nhưng không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng khi bàn về pháp luật?

A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với cán bộ, công chức nhà nước.

B. Pháp luật chỉ cần thiết đối với các cơ quan nhà nước.

C. Pháp luật cần thiết đối với mọi công dân.

D. Pháp luật chỉ cần thiết để trừng trị những hành vi vi phạm.

Đáp án: C

Giải thích: Pháp luật cần thiết đối với mọi người.

Câu 12: Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản pháp luật ?

A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

C. Nội quy nhà trường.

D. Điều lệ công ty.

Đáp án: B

Giải thích: Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng là văn bản pháp luật vì nó được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành và sửa đổi.

Câu 13: Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích: Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện tính xác định chặt chẽ vì các điều luật đều được quy định rõ ràng, chính xác chặt chẽ.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 14: Sau mỗi buổi học, người ta thấy học sinh của trường trung học cơ sở X cứ đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường phố từ trường về các ngả đường. Đã thế, nhiều bạn học sinh còn phóng xe vượt cả đèn đỏ ở các ngã tư giao thông. N cho rằng đường phố vắng người thì dàn xe đi hàng ba, hàng bốn cũng không sao, đi xe đạp cũng không bị bắt. Em có đồng tình với ý kiến của N không? Vì sao? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Đồng ý vì xe đạp thì đi thế nào cũng được, không gây nguy hiểm cho người khác.

B. Không đồng ý vì đi xe gì thì cũng phải chấp hành luật giao thông.

C. Đồng ý vì khi đường vắng thì có thể đi dàn hàng ngang.

D. Đồng ý vì xe đạp thì không cần phải dừng đèn đỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Ý kiến của N là sai vì pháp luật quy định không được đi xe dàn hàng hai hàng ba trong mọi trường hợp.

Câu 15: T là học sinh chậm tiến của lớp: Thường xuyên đi học muộn, không học bài và làm bài, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. Trong dịp tết, T còn bị công an giữ xe máy vì tội đua xe, lái xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Theo em những ai có quyền xử lý vi phạm của T?

A. Ban giám hiệu nhà trường.

B. Gia đình Tùng.

C. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. A và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc nghỉ học, đi học muộn, không làm bài tập thì Ban giám hiệu nhà trường có quyền xử lý.

Việc gây gổ đánh nhau, đua xe, điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi thì do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Câu 16: Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: B

Câu 17: Bản chất pháp luật nước ta là?

A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.

C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 18: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm pháp luật.

B. Vai trò của pháp luật.

C. Đặc điểm của pháp luật.

D. Bản chất của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 19: So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: C

Câu 20: Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: C

Câu 21: Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điêug đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 22: Đặc điểm của Pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 23: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 24: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: B

Câu 25: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:  

Trắc nghiệm Bài 1: Tôn trọng lẽ phải có đáp án

Trắc nghiệm Bài 2: Liêm khiết có đáp án

Trắc nghiệm Bài 3: Tôn trọng người khác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Giữ chữ tín có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Pháp luật và kỉ luật có đáp án

1 2,335 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: