TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4 (có đáp án 2023): Giữ chữ tín
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Giữ chữ tín có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Giữ chữ tín là
A. biết giữ lời hứa.
B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
C. không tôn trọng lời nói của nhau.
D. không tin tưởng nhau.
Đáp án: A
Giải thích: Giữ chữ tín là biết trọng lời hứa. (SGK/ trang 12)
Câu 2: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
B. Giúp mọi người đoàn kết.
C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. (SGK/ trang 12)
Câu 3: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là
A. liêm khiết.
B. công bằng.
C. giữ chữ tín.
D. lẽ phải.
Đáp án: C
Giải thích: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau (SGK/ trang 12)
Câu 4: Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì ta cần làm gì sau đây?
A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
B. Giữ đúng lời hứa.
C. Đúng hẹn trong mọi mối quan hệ.
D. Ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (SGK/ trang 12)
Câu 5: Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng ... của mọi người đối với mình, biết trọng ... và tin tưởng nhau. Điền vào chỗ trống:
A. Thái độ, tình cảm.
B. Lòng tin, lời hứa.
C. Sự tôn trọng, lời hứa.
D. Lòng tin, thái độ.
Đáp án: B
Giải thích: Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 6: Câu tục ngữ “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì?
A. Giữ chữ tín.
B. Lòng chung thủy.
C. Lòng trung thành.
D. Lòng vị tha.
Đáp án: A
Giải thích: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” đưa ra lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, có ý thức, có trách nhiệm với lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu, phải thực hiện được những điều đã nói, đã hứa.
Câu 7: Biểu hiện của giữ chữ tín là
A. nói một đằng làm một nẻo.
B. giữ đúng lời hứa.
C. buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
D. luôn sai hẹn.
Đáp án: B
Giải thích: Giữ chữ tín là biết trọng lời hứa.
Câu 8: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người KHÔNG biết giữ chữ tín?
A. Luôn đến hẹn đúng giờ.
B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
C. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ trong các buổi diễn.
D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
Đáp án: C
Giải thích: Đi trễ giờ, trễ hẹn, để người khác phải chờ đợi mình là hành vi không giữ chữ tín.
Câu 9: Theo em, học sinh nên làm gì để biết giữ chữ tín?
A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín.
C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 10: Ý kiến nào sau đây nói về việc KHÔNG giữ chữ tín:
A. Quân tử nhất ngôn.
B. Nói lời phải giữ lấy lời.
C. Nói chín thì nên làm mười.
D. Trăm voi không được bát nước xáo.
Đáp án: D
Giải thích: “Trăm voi không được bát nước xáo” nhằm chỉ những người khoác lác, hứa hẹn nhiều, tưởng như chắc chắn nhưng kết quả lại không có gì đáng kể.
Câu 11: Phương án nào sau đây là biểu hiện của biết giữ chữ tín?
A. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.
B. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.
D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.
Đáp án: B
Giải thích: Biết chịu trách nhiệm với mỗi lời nói và mọi việc làm của mình là biểu hiện của người biết giữ chữ tín.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 12: Em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây để trở thành người biết giữ chữ tín?
A. Né tránh khi có người nhờ giúp đỡ.
B. Không hứa hẹn với ai điều gì.
C. Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Hứa trước quên sau.
Đáp án: C
Giải thích: Khi được phân công làm việc gì, chúng ta nên cố gắng hết sức để có thể hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Đó là biểu hiện của người biết giữ chữ tín.
Câu 13: Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì sau đây?
A. Bích là người không giữ chữ tín.
B. Bích không tôn trọng người khác.
C. Bích là người biết giữ chữ tín.
D. Bích là người có lòng vị tha.
Đáp án: A
Giải thích: Bích là người không giữ chữ tín vì đã hứa trước cả lớp là sẽ không vi phạm nữa nhưng sau đó lại không giữ được lời hứa, vẫn liên tiếp đi học muộn.
Câu 14: Tình huống nào dưới đây là biểu hiện của người biết giữ chữ tín?
A. Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả lại Trang cũng được.
B. Phương bị ốm mấy ngày không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang giúp Phương học bài và chiều nào Nga cũng sang giảng lại bài trên lớp cho Phương, để bạn có thể hiểu được bài.
C. Nam cho rằng nếu có khuyết điểm thì cứ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa, còn có làm được hay không thì tính sau.
D. Loan hứa với mẹ sẽ dọn dẹp nhà cửa, nhưng mải xem phim nên quên mất. Đến khi mẹ về Loan mới vội vàng dọn qua loa.
Đáp án: B
Giải thích: Nga đã giữ đúng lời hứa với cô giáo là sẽ sang giúp Phương học lại bài trên lớp những buổi bạn nghỉ học vì ốm.
Câu 15: Bà Thanh mở cửa hàng bán rau sạch nhà trồng, dù lãi ít nhưng bà vẫn thấy vui vì có thể cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần cô Cúc ngỏ lời bảo bà Thanh nhập thêm rau quả phun thuốc về cho rẻ, để lâu cũng không bị héo và thu lợi nhuận cao hơn nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Trong trường hợp này cho thấy bà Thanh là người như thế nào?
A. Người thực dụng.
B. Người ích kỉ.
C. Người biết giữ chữ tín.
D. Người dũng cảm.
Đáp án: C
Giải thích: Bà Thanh nhất quyết từ chối nhập thêm rau, quả phun thuốc bảo quản mặc dù nó cho lợi nhuận cao hơn. Bà vẫn chỉ muốn bán rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho những người mua hàng.
Câu 16: Hành vi không giữ chữ tín
A. Luôn đến hẹn đúng giờ
B là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn
C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn
D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người
Đáp án: B
Câu 17:
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê."
Câu ca dao trên thể hiện điều gì?
A. Giữ chữ tín
B. Tôn trọng người khác
C. Tự trọng
D. Trách nhiệm
Đáp án: A
Câu 18: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?
A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
B. Giúp mọi người đoàn kết.
C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 19: Giữ chữ tín là
A. Biết giữ lời hứa
B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối
C. Không trọng lời nói của nhau
D. Không tin tưởng nhau
Đáp án: A
Câu 20: Người biết giữ chữ tín sẽ
A. Được mọi người tin tưởng
B. Bị lợi dụng
C. Bị xem thường
D. Không được tin tưởng
Đáp án: A
Câu 21: Biểu hiện không có chữ tín là?
A. Hứa suông.
B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 22: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?
A. Giữ chữ tín.
B. Giữ lòng tin.
C. Giữ lời nói.
D. Giữ lời hứa.
Đáp án: A
Câu 23: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?
A. Bà A coi thường người khác.
B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín.
D. Bà A không giữ chữ tín.
Đáp án: D
Câu 24: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:
A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 25: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín.
B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác.
D. B là người tôn trọng người khác.
Đáp án: A
Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 5: Pháp luật và kỉ luật có đáp án
Trắc nghiệm Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh có đáp án
Trắc nghiệm Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội có đáp án
Trắc nghiệm Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác có đáp án
Trắc nghiệm Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án