Tra cứu các điển tích, điển cố và phản lích tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cổ ấy trong các trường hợp dưới đây

Trả lời Bài tập 3 (trang 31 Chuyên đề Ngữ văn 11) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 11.

1 3,445 03/04/2024


Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 22)

Bài tập 3 (trang 31 Chuyên đề Ngữ văn 11):

Tra cứu các điển tích, điển cố và phản lích tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cổ ấy trong các trường hợp dưới đây:

(a) Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

(b) Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

(c) Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Trả lời:

a)

• Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

• Triệu Tử mở vòng Đương Dương: Triệu Vân (tự Tử Long), người đất Thường Son đòi Thục Hán, là một dũng tướng theo giúp Lưu Bị lo việc trung hưng nhà Hán. Lưu Bị khi ở Tân Dã bị Tào Tháo đánh bại bỏ chạy, quân Tào đuổi theo đến Đường Dương thì Lưu Bị phải bỏ cả vợ con mà chạy về phía nam. Tướng tá lạc nhau, Triệu Văn một mình bảo vệ vợ con Lưu Bị, đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào, vượt cầu Trường Bản an toàn về gặp Lưu Bị. Nguyễn Đình Chiểu ví hành động đánh cướp cứu người gặp nạn của Văn Tiên như hành động của Triệu Vân một mình đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào bảo vệ vợ con Lưu Bị thời Tam quốc.

b) Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

•  Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông: ý câu thơ cuối trong bài thơ Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ (Trung Quốc):

Khi niên kim nhật thủ môn trung,

Nhân điện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân điện bất tri hà xứ khí,

Đào hoa y cựu tiểu đồng phong.

(Năm trước ngày này ngày của này,

Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.

Mặt người chẳng biết đã đi đâu?

Hoa đào vẫn như xưa cười với gió đông.)

Nguyễn Du mượn tích này để biểu đạt nỗi bâng khuâng nhớ thương và hụt hẫng của Kim Trọng khi trở về vườn Thuý, Thuý Kiều đã đi xa, chỉ còn thấy bóng dáng ảo ảnh của nàng nơi nhà xưa, vườn cũ.

c)  Công danh nam tử còn vương nợ,

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài-Phạm Ngũ Lão)

• Vũ Hầu: hay Gia Cát Vũ Hầu, chỉ Gia Cát Lượng người được xem là bậc quân sư mưu lược, có trí tuệ, tài năng xuất chúng thời Tam quốc, người đã giúp Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán. Chủ thể trữ tình trong Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão cảm thấy “thẹn” vì mình vẫn chưa làm được những việc lớn lao như Gia Cát Lượng.

1 3,445 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: