TOP 10 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 11 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 5630 lượt xem
Tải về


Đề thi Ngữ văn 11 Giữa học kì 2 năm 2024 có đáp án (cả 3 sách)

Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Xem đề thi

TOP 10 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:

Viết cho con mùa thi đại học (trích)

 Con thương yêu của Mẹ!   

 (1) Mẹ đã đọc nhiều dòng tâm sự của các sĩ tử đã, đang và sắp thi đại học, đặc biệt là của những sĩ tử thi trượt đại học. Mẹ thấy nỗi buồn của sự thất bại đầu đời đối với các con thật là khó khăn để vượt qua. Mẹ thấy sự tuyệt vọng của không ít bạn trẻ khi gặp phải “cú trượt chân” này cùng không ít lời chỉ trích, nỗi thất vọng của người thân từng kỳ vọng vào họ. Mẹ cũng nhận thấy nghị lực, lòng quyết tâm của không ít các bạn mong muốn làm lại từ đầu. 

 (2) Con gái yêu, cuộc sống của các con mới chỉ bắt đầu ở ngưỡng cửa cuộc đời. Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để các con trưởng thành hơn. ...

 (3) Con có thể thi đỗ, trượt đại học, không quan trọng bằng việc con biết vượt qua thất bại như thế nào, không quan trọng bằng nghị lực và lòng quyết tâm của con. Mẹ sẽ không thất vọng với những vấp ngã của con mà mẹ chỉ thất vọng khi con không vượt qua được chính bản thân mình. Hãy biết vượt lên chính mình, con ạ. Mẹ luôn trân trọng những người biết tự đứng lên sau những vấp ngã. 

(4) Con yêu, hãy cứ hy vọng, cứ biết ước mơ. Hạnh phúc thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến mơ ước thành sự thật. Con đã có: một người luôn yêu thương con, dù ở bất cứ đâu, dù bất cứ khi nào. Con hãy chọn những việc mình làm có ý nghĩa, bắt đầu từ những nỗ lực và nghị lực từ hành trình đầu đời của con. Như thế, con sẽ là người hạnh phúc.

(Dẫn theo: Kenh14.vn).

Câu 1 (0,5 điểm)Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm)Theo tác giả bài viết, hạnh phúc thuộc về những ai?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).  

Câu 4 (1,0 điểm)Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng: “Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm” để con người trưởng thành hơn không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bức chân dung của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc sẽ thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: liệt kê, đối, ẩn dụ.

+ Ẩn dụ: cú trượt chân (thất bại, trượt Đại học).

+ Liệt kê: những phản ứng khác nhau của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học (tuyệt vọng, thất vọng, quyết tâm muốn làm lại từ đầu…).

+ Đối lập: Thái độ tiêu cực (tuyệt vọng, thất vọng…) và thái độ tích cực (nghị lực, quyết tâm, muốn làm lại từ đầu…).

- Hiệu quả: Làm rõ những biểu hiện khác nhau (đối lập) của các sĩ tử và cả những người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học/Kể ra những biểu hiện tiêu cực và tích cực của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử trượt Đại học….

Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng yêu cầu phải có những kiến giải hợp lý.

- Đồng tình: Sau khi “vấp ngã”, thất bại mỗi người sẽ tự thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của bản thân từ đó có thể điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp. Đó chính là bài học kinh nghiệm quan trọng giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống.

- Không đồng tình: Có những thất bại “vấp ngã” làm mất đi cơ hội của con người khiến con người dù có thêm một bài học mới cũng khó có cơ hội làm lại, không có cơ hội cống hiến, làm việc…vì thế con người khó có thể trưởng thành…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.

3. Nội dung:

A. MB

- Đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.

B. TB

1. Khát quát vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” là một nét vẽ phác họa cho bức chân dung con người, tinh thần của Hồ Chí Minh. Cho dù có cố ý hay không thì điều đó vẫn cứ xảy ra bởi một lẽ rất đơn giản: Văn là người...

- Nói đến vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, người ta nghĩ đến vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả...

- Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ (Mùa thu 1942 – Mùa thu 1943), bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, lí trí, nghị lực, trí tuệ... của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

2, Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, bức chân dung con người.

a, Tâm hồn

Chiều tối là bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở nơi rừng núi, một bức tranh thiên nhiên mà người tù Hồ Chí Minh đã ghi lại trên hành trình chuyển lao. 

+ 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên (chú ý phân tích sự tinh tế trong tâm hồn tác giả khi cảm nhận. miêu tả hình ảnh cánh chim, chòm mây).

+ 2 câu sau: tình yêu con người (hình ảnh con người lao động làm trung tâm g quan điểm hiện đại, trái với thi ca trung đại cái tối trữ tình ẩn sau cảnh vật... ; đề cao con người lao động...).

ð Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.

b, Vẻ đẹp ý chí, khí phách

- Ý chí kiên cường, tinh thần thép của người Cộng sản:

Chiều tối được viết trên hành trình chyển lao – một hành trình đầy gian nan, người tù bị dựng dậy để bắt đầu cuộc hành trình từ lúc gà gáy một lần đêm chửa tan... cho đến lúc chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ mới được dừng chân.

+ Trong một hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng xóm ven sông đông đúc thế”... Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể: “bay cánh hạc ung dung”... Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Người theo đúng phương châm: Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tình thần càng phải cao.

Hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản Hồ Chí Minh.

c, Đọc thơ Hồ Chí Minh, ta nhận ra một quy luật: trong hầu hết các bài thơ của Người, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai: Kết thúc bài thơ luôn là hình tượng bình minh hoặc mặt trời:

Trong ngục giờ đây con tối mịt

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

(Ngắm cảnh)

Hay:

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng

(Giải đi sớm)

Đó là sự thể hiện của tâm hồn lạc quan vào cách mạng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng

(Sơn thôn... hồng)

Phân tích chữ “hồng” có thể hiểu là màu sắc thực của lò than... nhưng chủ yếu được hiểu theo nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của tương lai tươi sáng... Có thể nói, chữ “hồng” từ cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng rọi ngược trở lại làm “sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề... Nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ còn lại” – Hoàng Trung Thông.

C. Kết luận: Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng mỗi câu có thể được xem là một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dào dạt tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ...

4. Sáng tạo:

- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.

- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

5. Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số. F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.

Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính, internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm. Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai cần đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình đang bị "lãng quên" khi tôi tách mình ra khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?

Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: “Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone, từ văn phòng xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà”. Việc này có vẻ như không chỉ xảy ra ở riêng Nhật Bản. Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone.

Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế. Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình. Hằng ngày, thiên hạ kết bạn, tám chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau. […]

Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn sang cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình thì thực ra cũng chẳng khác nào F.A

Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn chúng ta làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: Một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.

Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.

(Dẫn theo http://www.vnexpress.net)

1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong xã hội hiện đại? Đặt tên cho văn bản.

2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

3. Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. Ý kiến của anh chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Văn bản trên đề cập đến vấn đề:

- Trong xã hội hiện đại, tình trạng lạm dụng công nghệ khiến con người ngày càng trở nên cô đơn, mất đi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thực.

- Có thể đặt tên cho văn bản dựa trên nội dung được trình bày:

Gợi ý:

Công nghệ số và tình trạng FA của con người.

+ Những vấn đề nảy sinh trong thời đại công nghệ.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận, thuyết minh

Câu 3:

- Người viết cho rằng “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết FA”. Học sinh có thể có các ý kiến khác nhau:

+ Đồng ý: vì cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo.

+ Phản đối: vì xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống.

+ Kết hợp cả hai ý kiến trên: Cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lý, hài hòa.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

TB:

1. Nhan đề bài thơ và lời đề từ

a. Nhan đề

- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) => gợi không khí cổ kính.

- Điệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.

=> Gợi không khí cổ kính, khái quát => nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

b. Lời đề từ

- Thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.

+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.

2. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

a. Khổ 1

- Hình ảnh: "sóng gợn", "thuyền", "nước song song" => cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn.

- "Củi một cành khô" >< "lạc mấy dòng" => sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.

- Tâm trạng: "buồn điệp điệp" => từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

=> Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

b. Khổ 2: cảnh có thêm đất, thêm người nhưng càng buồn hơn.

- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.

- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.

- Hình ảnh: Trời "sâu chót vót" cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn.

- "Sông dài, trời rộng" >< "bến cô liêu": Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn.

=> Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.

c. Khổ 3

- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi.

- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.

- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối, không có dấu hiệu của sự sống -> tình cảnh cô độc.

=> Ba khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.

B. Nghệ thuật.

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

KB: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr 25-26)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cái mới của thơ Xuân Diệu qua đoạn trích:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

(Trích Vội Vàng - Xuân Diệu)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, lặp cú pháp

Câu 3:

- Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày.

Câu 4:

Nêu rõ quan điểm bản thân, lý giải hợp lý, thuyết phục về sự cần thiết về việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể đồng ý theo hướng sau:

+ Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

+ Giúp con người chủ động tìm các giải pháp, tránh được rủi ro…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Giới thiệu về Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và vấn đề cần nghị luận.

2. Phân tích

2.1 Giải thích:

- “Cái mới trong thơ”: Những cách tân trong thơ trên hai phương diện nội dung và hình thức.

2.2 Phân tích, bàn luận:

* Cái nhìn mới về thế giới:

- Người xưa chỉ nhìn thiên nhiên để “xúc cảnh sinh tình”

- Đề tài mùa xuân không mới nhưng Xuân Diệu đã phát hiện mùa xuân với cái nhìn mới: “Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình” (SGV Ngữ văn 11 nâng cao), thế giới thiên nhiên quen thuộc trở nên mới lạ, hấp dẫn, mời gọi.

* Cảm nhận mới về thế giới:

- Thơ xưa chủ yếu cảm nhận thiên nhiên bằng thị giác, thính giác, từ đó gợi cảm hứng sáng tác

- Xuân Diệu cảm nhận thế giới mùa xuân khi “thức nhọn các giác quan” thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác,…khiến cho mùa xuân hiện lên tràn ngập sắc màu, âm thanh, tràn trề ánh sáng, hương thơm:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

* Quan điểm thẩm mỹ mới:

- Thơ cổ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người.

- Xuân Diệu lấy sự sống của con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian này: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

* Nghệ thuật thơ có sự cách tân:

- Hình ảnh táo bạo

- Thể thơ tự do với những câu thơ vắt dòng, cách biểu đạt táo bạo tạo nhịp thơ hăm hở, sôi trào, mãnh liệt.

3. Kết thúc vấn đề

- Đoạn thơ hay trong bài thơ, bày tỏ tình yêu say đắm của Xuân Diệu với cuộc đời, con người.

- Cái mới mà Xuân Diệu mang đến qua những vần thơ của mình đã góp phần thay đổi hẳn diện mạo của thơ ca dân tộc.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Theo GS. John Anthony Allan, “nước ảo” không phải là lượng nước tồn tại trong sản phẩm mà là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Và theo cách tính đó, ông đã đưa ra những con số giật mình, ví dụ như để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tiêu tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau; để có 1 ký thịt bò, phải cần đến 15.340 lít nước để nuôi bò bởi trong ba năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn đến 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch…) và 7.200kg cỏ và để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước…

     Gọi là “nước ảo” song trong quá trình sản xuất, người ta đều lấy nước thật từ lòng đất, sông hồ… “Ảo” là để chỉ ở góc độ không nhìn thấy của “nước” trong sản phẩm. Khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trong khi đặt nó trong thị trường nước và giao dịch nước ảo. Cần hiểu sự giao dịch “nước ảo” chính là trao đổi những hàng hóa mang trong mình “nước ảo”, ví như lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông sản… Vì thế, trao đổi nguồn “nước ảo” là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

     Bên cạnh đó, “nước ảo” có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thương mại và nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực khan hiếm nước. Giáo sư John Anthony Allan đã chỉ ra việc nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước. Chẳng hạn thay vì sử dụng nguồn nước hạn chế của sông Jordan, Israel đã nhập “nước ảo” qua việc nhập bột mì của Mỹ hay gạo của Thái Lan. Hiện nay Israel nhập đến 80% lương thực vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân tiết kiệm nước.

     Nhờ lý thuyết “nước ảo”, người ta phát hiện những quốc gia như Mỹ, Argentina và Brazil xuất khẩu hàng tỉ mét khối nước ảo trong khi các nước như Nhật, Ai Cập và Ý lại nhập hàng tỉ mét khối nước ảo mỗi năm thông qua lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. 62% lượng nước tiêu thụ ở Anh là nước ảo được nhập khẩu qua hàng hóa và thực phẩm. Trên thế giới những nước xuất khẩu nước ảo nhiều nhất là: Mỹ, Canada, Thailand, Ấn độ, Việt Nam, Pháp và Braxin. Những nước nhập khẩu nước ảo nhiều nhất là: Sri Lanka, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ai Cập, Đức và Italy.

     Một cuộc sống chất lượng nhưng tiết kiệm hợp lý có lẽ là phương án duy nhất để bảo vệ tài nguyên nước trong tình hình hiện nay. Khi bạn lãng phí một hạt cơm hay vứt đi một món đồ dùng còn sử dụng tốt, hãy nghĩ đến công sức người lao động và số lượng nước kết tinh trong đó và hãy thay đổi thói quen. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là từ bỏ các tiện nghi hiện đại để trở về với lối sống đơn sơ. Không ai có thể bắt chúng ta phải thắt lưng buôc̣ bụng trong khi cả xã hội đang hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng sự giàu có phải gắn liền với tính “bền vững” tức là sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đây là những việc nhỏ đầu tiên chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước quý giá, cũng như bảo đảm cho cuộc sống tương lai.

 (Tài nguyên và môi trường, Kỳ 2, tháng 1,2013)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0.5 điểm) Nước ảo là gì? Mối quan hệ giữa nước ảo và nước thật?

Câu 3: (1.0 điểm) Tại sao có thể nói “nước ảo” ảnh hưởng tới những giá trị kinh tế vĩ mô?

Câu 4: (1.0 điểm) Để bảo vệ nguồn nước sạch, theo anh/chị chúng ta cần có những hành động gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu – Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo Dục, Trang 22)

Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, anh/chị hãy chỉ ra những quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Nước ảo là lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm

- Mối quan hệ: Sản xuất lấy nước thật để tạo ra nước ảo; Nước ảo được quy đổi ra nước thật

Câu 3:

* Ảnh hưởng:

- Trao đổi nước ảo khắc phục tình trạng thiếu nước, buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

- Nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước.

- Phát hiện những quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu nước ảo

Câu 4:

- Thái độ: Để sản xuất ra một sản phẩm thì cần một lượng nước rất lớn/ Lãng phí nước ảo cũng chính là lãng phí nước thật/ có ý thức tiết kiệm nước thật và nước ảo

- Giải pháp: Phải sử dụng hết, không lãng phí lương thực hoặc sản phẩm tiêu dùng/ Tiết kiệm nước/ Đấu tranh với những biểu hiện làm ô nhiễm môi trường nước...

(Thí sinh có thể đưa ra những giải pháp khác nhưng phải thuyết phục...)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Trước cách mạng, với hai tập Thơ Thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh)

- Bài thơ Vội Vàng nằm trong tập Thơ Thơ là bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là 13 dòng thơ đầu.

2. Cảm nhận về đoạn thơ

* Nội dung

Những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân (4 dòng đầu):

- Điệp ngữ "tôi muốn" được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh "tắt, buộc" đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát "tăt nắng, buộc gió" để giữ lại màu hoa "cho màu đừng nhạt mất", để giữ lại sắc hương "cho hương đừng bay đi".

- Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình

- Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới, đầy tình tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta (7 dòng tiếp):

- Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ. Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh. Thiên nhiên hiện lên đều có đôi, có cặp: "Ong bướm" - "tuần tháng mật"; "Hoa" - "đồng nội xanh rì"; "lá" - "cành tơ"; "yến anh" - "khúc tình si";...

- Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như "tuần tháng mật". Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn "giữa đồng nội xanh rì". Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những "cành tơ" với những chiếc lá tươi non phất phơ tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo nên "khúc tình si" say đắm lòng người.

- Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của người thiếu nữ mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và hương thơm trở thành "cặp môi gần" rất "ngon", "ngọt" của người tình nhân...

=> Tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt

Tâm trạng của nhân vật trữ tình (2 dòng cuối):

- Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng "sung sướng" là tâm trạng: hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó. Còn "vội vàng" là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".

* Nghệ thuật

- Thể thơ tự do, sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, liệt kê, so sánh ẩn dụ...

- Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo... Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.

3. Quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ:

- Cuộc sống xung quanh mình là một thế giới tràn đầy hương sắc, một thiên đường trên mặt đất mà không phải tìm kiếm ở một thế giới xa xôi trừu tượng nào.

- Trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của cái đẹp.

4. Đánh giá chung

- Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó thấy được lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân cùng với những quan niệm nhân sinh mới mẻ. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã nhận xét "Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rào rạt của cuộc đời".

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.

   …Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ.

     Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”.

(NGHỆ THUẬT SỐNG - hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (1.0đ) Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích.

Câu 3: (0.5đ) Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung?

Câu 4: (1.0đ) Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của lòng bao dung đối với bản thân mình và đối với xã hội.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

(Trích Vội vàng - Xuân Diệu)

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình san sẻ với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 (Trích Từ ấy - Tố Hữu)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích:

- Nội dung của văn bản: con người sống cần có lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Học sinh có thể đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích.

VD: Học cách sống bao dung; Ý nghĩa của lòng bao dung…

Câu 3

- Theo tác giả, ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung vì: để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn.

Câu 4

- Với bản thân mình: tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng; bao dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ; được mọi người yêu mến, nể trọng.

- Với xã hội: đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho  xã hội.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

* Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn thơ

- Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ trỗi dậy của cái tôi cá nhân. Cá nhân muốn khẳng định mình và khát khao giao cảm với đời. Sự thức tỉnh ấy xuất hiện ở tất cả các trào lưu văn học lúc bấy giờ: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng. Có thể thấy rõ điều đó qua 2 đoạn thơ…

 - Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”. Ông đã mang đến cho thơ ca đương thời một quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật vô cùng táo bạo. Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938), tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông mang đậm tính chất trữ tình chính trị. Giọng thơ ngọt ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Từ ấy là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/ 1938 nhân sự kiện nhà thơ được kết nạp vào Đảng.

* Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất:

- Nội dung:

+ Thi nhân trực tiếp bày tỏ khát khao của mình: muốn “tắt nắng”, “buộc gió” chính là muốn chặn bước đi của thời gian, ngăn laị quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Thì ra đây không phải là một ước muốn ngông ngạo tầm thường mà là một ước muốn lớn lao, tha thiết, mãnh liệt.

+ Khát khao tận hưởng hương sắc trần thế “cho màu đừng nhạt mất”, “cho hương đừng bay đi”

=> Ước muốn níu giữ cái đẹp của nhân gian người xưa không phải là không ao ước chỉ có điều họ không dám nói ra mà thôi, còn Xuân Diệu đã nói ra một cách thành thực khát vọng không phải của riêng ai. Nhà thơ đã bày tỏ một cái tôi mạnh mẽ, khát khao yêu đời, yêu sống.

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ “tôi muốn” và điệp cú pháp “Tôi muốn... cho...” -> làm cho nhịp điệu câu thơ thêm mạnh mẽ, tha thiết, vừa bày tỏ được niềm khao khát chế ngự thiên nhiên vừa bộc lộ cái tôi lớn lao chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.

* Cảm nhận đoạn thơ thứ hai

- Nội dung:

      Từ ấy ghi lại được niềm vui sướng phấn khởi của Tố Hữu khi bắt gặp lý tưởng cách mạng và điều kỳ diệu đã xảy ra: nhà thơ đã có những những chuyển biến lớn lao về nhận thức và tình cảm trước cuộc đời.

+ Cái tôi nhà thơ tự nguyện gắn bó chân thành với quần chúng nhân dân: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”: “buộc” là sự gắn kết chặt chẽ, tự nguyện, cái tôi hòa với cái ta chung của tập thể.

+ Cái tôi ấy đồng cảm sẻ chia, quan tâm tới mọi cảnh đời “Để tình trang trải với trăm nơi”, “trang trải” là trải rộng ra với đời, “trăm nơi” cách viết ước lệ chỉ số nhiều.

+ Tình cảm ấy trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sự đoàn kết của khối đời vững chắc. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chật chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung.

=> Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời để tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới, không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả con tim và tình cảm.

=> Khổ thơ giống như một lời tâm niệm, lời hứa thiêng liêng nguyện gắn bó với nhân dân. Qua đó nhà thơ muốn khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của nhân dân.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, chân thành.

+ Thể thơ thất ngôn tạo nên nhịp điệu trang trọng, tha thiết, thể hiện cái tôi yêu đời, yêu sống

* Nét tương đồng và khác biệt:

- Nét tương đồng:

+ Cả hai đoạn thơ cùng bộc lộ trực tiếp cái tôi trữ tình lãng mạn. Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân khát khao muốn giao cảm với đời và thể hiện một thái độ sống tích cực.

+ Giọng thơ chân thành, tha thiết.

- Nét khác biệt:

+ Cái tôi trong thơ Xuân Diệu khát khao chế ngự thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp của nhân gian. Đó là cái tôi tiêu biểu cho thơ mới, cho văn học lãng mạn. Còn cái tôi trong thơ Tố Hữu gắn bó với quần chúng lao khổ. Đó là lẽ sống của người chiến sĩ cộng sản, tiêu biểu cho văn học lãng mạn.

+ Hình ảnh thơ Xuân Diệu lãng mạn trẻ trung, tình tứ, còn hình ảnh trong thơ Tố Hữu giản dị, mộc mạc, gần gũi với nhân dân.

- Hai nhà thơ tuy ở cùng một thời đại văn học nhưng lại có những khác nhau về tư tưởng nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách nghệ thuật riêng. Chính điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

     Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.160, 161)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Xác định hình thức kết cấu và chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn (0,5 điểm)

Câu 3. Phân biệt các thái độ sau: Tự ti với khiêm tốn; tự tin với tự phụ (1.0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng trong những câu sau (1.0 điểm):

     Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1.

- Nội dung của văn bản: Mỗi con người trong cuộc đời đều có vai trò quan trọng vì thế cần tự tin để sống và có cái nhìn trân trọng tất cả các nghề nghiệp chân chính trong xã hội.

Câu 2.

- Hình thức kết cấu đoạn văn: Kết cấu diễn dịch.

- Câu chủ đề của đoạn văn: Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3. Phân biệt các thái độ:

* Tự ti với khiêm tốn:

- Tự ti: tự đánh giá thấp mình nên tỏ ra thiếu tự tin. Đây là thái độ tiêu cực.

- Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Đây là thái độ tích cực.

* Tự tin với tự phụ:

- Tự tin: Tin vào bản thân mình. Đây là thái độ tích cực.

- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình. Đây là thái độ tiêu cực.

Câu 4. Xác định:

- Biện pháp tu từ:

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp cấu trúc "Nếu... thì..."

- Tác dụng: nhấn mạnh vào vai trò của tất cả những nghề nghiệp chân chính trong xã hội, tăng tính thuyết phục cho quan điểm tác giả nêu ở đầu đoạn văn.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:

- Giải thích: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiếu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở... người mẹ dành cho con.

- Bàn luận:

+ Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống..

- Phê phán những hiện tượng trái đạo lý: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu,...

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

- “Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

- “Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

=> Cả vưỡn Vĩ như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào khu vườn, cứ đầy dần lên theo từng đốt cau. Đến khi ngập tràn, thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc, vừa thanh khiết, vừa cao sang.

=> Bức tranh thôn Vĩ hiện lên thật đẹp, thơ mộng.

- Sự xuất hiện của con người thôn Vĩ:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

- “Mặt chữ điền”: Theo quan niệm người Huế, mặt chữ điền là khuôn mặt đẹp, phúc hậu.

- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người con gái Huế.

=> Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ là ai cụ thể. Ở đây, thiên nhiên và con người hòa hợp trong vẻ đẹp kín đáo, trữ tình.

=> Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người thiếu nữ, hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.

3. Kết luận

- Nêu cảm nhận chung

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi từng nói “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ sẽ thay đổi khi chính tôi thay đổi.

Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy hỏi: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.

Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó. Bạn đâu phải là một cái cây.

Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cú điều gì ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn.

Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.

Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì?

Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.

Đích đến thì không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!

Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.

(Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động)

Câu 1: Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì?

Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức?

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện trong danh sách “Tôi nên làm”

Câu 2:

- Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.

Câu 3:

- Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện.

Câu 4:

- Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”.

- Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù

- Giới thiệu về bài thơ Chiều tối

2. Thân bài

* Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển

- Hình ảnh cánh chim

+ Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian.

+ Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm.

- Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi

+ Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng.

+ Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù.

+ Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù.

=> Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình)

* Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.

- Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút.

- Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày.

=> Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người...

* Nghệ thuật

- Cổ điển kết hợp với hiện đại.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? 

Câu 2. Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Câu 4. Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. 

Câu 2: Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. 

 

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: 

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa:

- Hỏi, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc.

- Thực chất là lời Hàn Mặc Tử tự vấn lòng mình với bao tiếc nhớ, xót xa.

Câu 2:

Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: Cảnh vườn thôn Vĩ tràn đầy sức sống trong buổi sớm mai qua hồi ức của nhà thơ.

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

- Điệp từ “nắng”: nhấn mạnh ánh nắng ban mai rực rỡ. 

- So sánh “xanh như ngọc”: Hình ảnh trở nên sinh động, cụ thể; khắc họa vẻ xanh tươi, mơn mởn, tràn đầy sức sống của khu vườn.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử?

- Tình cảnh: Hàn Mặc Tử đang chạy đua với thời gian, đối diện với cái chết trong những ngày tháng bệnh tật.

- Tâm trạng: Chờ mong khắc khoải một điều gì đó gần như là vô vọng.

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.

- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,… 

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh đảm bảo nội dung sau:

+ Dẫn câu thơ 

+ Đại từ phiếm chỉ “ai”gợi 2 cách hiểu: Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà hay không? Người xứ Huế có biết cho tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người nơi đây rất đậm đà? 

+ Câu hỏi cuối bài thơ dường như là lời đáp cho câu hỏi mở đầu.

+ Câu thơ kết thúc bài thơ mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết
 tha với cuộc đời.

Câu 2:

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

- Học sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, phân tích không được thoát li tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể:

Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Khổ 1:

- Cảnh: sông nước mênh mông, vươn xa, mở rộng, đối lập là những hình ảnh bé nhỏ, lạc loài: thuyền, củi.

- Tâm trạng: nỗi buồn, cô đơn của con người trước tạo vật vô cùng, nỗi buồn của cái tôi thơ Mới.

- Nghệ thuật: đối lập, đảo ngữ, sáng tạo hình ảnh, từ láy, từ Hán Việt...

Khổ 2:

- Cảnh đôi bờ sông hiu hắt, không gian mở rộng thêm nhiều chiều

- Tâm trạng: nỗi buồn hiu hắt, cô đơn, bé nhỏ trước tạo vật vô cùng

- Nghệ thuật: đối lập, từ láy, lấy động tả tĩnh, dùng từ sáng tạo..

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoan trích sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:

Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.

Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.

Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.

Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?

(Nhập đề - Thay đổi thái độ cuộc đời)

Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi quyết định của cuộc sống và quyết định kết quả mọi việc bạn làm” Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Từ văn bản thuộc phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực của con người trong hành trình đến thành công.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

Nội dung chính: Thái độ sống của mỗi người

Câu 3:

- Đồng ý

- Lý giải:

+ Thái độ sống sẽ quyết định con đường, cách xử lý trước những khó khăn, khủng hoảng.

+ Thái độ sống tích cực sẽ đem đến cho bạn cách giải quyết vấn đề tích cực

+ Thái độ sống tiêu cực sẽ khiến bạn lâm vào trạng thái bi quan, chán nản, tuyệt vọng…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

* Giải thích

- Sự nỗ lực: ý chí, bản lĩnh, lòng quyết tâm, ý chí vươn lên trong cuộc sống

- Người có ý chí, nỗ lực là người có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách, kiên trì quyết tâm vượt khó để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh để đi đến thành công.

* Phân tích:

- Sự nỗ lực xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.

- Biểu hiện của sự nỗ lực:

+ Người nỗ lực sẽ không khuất phục trước số phận

+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đi đến tương lai tốt đẹp.

+ Những người bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết thân thể: cố gắng tự chăm sóc bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích,…

- Vai trò, ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống:

+ Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

+ Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi mục đích, lý tưởng sống.

+ Thay đổi hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.

+ Người có nỗ lực, ý chí sẽ là tấm gương, đồng thời tạo được niềm tin ở mọi người.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán lối sống tiêu cực

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

- Không gian: núi rừng rộng lớn

=> Làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật

- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày

=> Mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi

- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao

=> Phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.

- Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh mây và cánh chim. Hình ánh cánh chim và mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn” (Lý Bạch)

+ "Chim mỏi": Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.

+ "Chòm mây": Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.

- So với bản phiên âm:

+ “Cô vân” dịch thành “chòm mây”

=> Dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.

+ “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ”

=> Chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh (chim bay, mây trôi) làm nổi bật vẻ tĩnh lặng của bầu trời lúc chiều muộn

- Bút pháp chấm phá tinh tế tạo ra câu thơ nhiều tầng nghĩa, mở ra nhiều kiểu liên tưởng trong tâm tư người đọc.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh vật thiên nhiên dường như cũng cùng tâm trạng với người tù. Phác hoạ cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn giờ đang về rừng tìm chốn đậu, hình ảnh đó gợi ta nhớ tới một người tù bị cùm xích, bị giải suốt một ngày ròng rã đương khao khát chốn nghỉ ngơi yên bình. Thêm nữa, chi tiết chòm mây cô đơn giữa một không gian vắng vẻ… rất tương ứng với cảnh ngộ của chủ thể trữ tình chưa biết dừng lại, hay tới nhà lao nào. Cánh chim, chòm mây vừa là đối tượng của niềm thương cảm vừa là biểu hiện bên ngoài của nỗi buồn trong lòng người tù trên con đường đày ải

=> Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.

b. Hai câu thơ cuối

- Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:

+ Điểm nhìn: từ cao chuyển về thấp

+ Thời gian: chiều muộn sang tối. 

+ Không gian: rộng (núi rừng) sang hẹp (xóm núi).

+ Hình ảnh: thiên nhiên => con người lao động. 

=> Hình ảnh con người lao động xay ngô với vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn trở thành trung tâm của bức tranh.

- Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”:

=> Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô, nhịp điệu lao động hăng say, vòng quay của thời gian, không gian.

- So với bản phiên âm:

+ Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp. 

+ Dịch thừa chữ “tối” → làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ “ý tại ngôn ngoại”.

- Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ:

+ “hồng” - của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô

+ “hồng” - màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc;

+ “hồng” – màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác.

=> Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn. Ánh sáng lò lửa nhỏ không chỉ sưởi ấm tâm hồn Bác lúc bị lưu đày, mà còn có tác dụng nhóm lên trong lòng người đọc niềm tin bền bỉ vào cuộc sống.

* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả

+ Lạc quan, yêu đời

+ Yêu lao động

+ Ý chí, nghị lực phi thường;

+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình

=> Tiểu kết:

Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi. Tác giả quên đi cảnh ngộ của mình để đồng cảm với nỗi vất vả, niềm vui nho nhỏ của người lao động.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có đáp án Đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(...) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

(...) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4:

Câu thơ/khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (Trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tôi muốn tắt nắng đi

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 tập 2)

 

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung chính: Cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của người mẹ.

Câu 3:

- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao

=> Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.

Câu 4:

- Học sinh có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kỳ để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ...

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

a. Phân tích bốn câu thơ đầu:

- Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại

- Điệp ngữ "tôi muốn"

- Nắng và gió là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát.

- "tắt đi", "buộc lại": hành động cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ, là sự đoạt quyền của tạo hóa

- "Đừng nhạt mất", "đừng bay đi": ước muốn lưu giữ cho những vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời không bị tàn phai

=> Ước muốn giữ lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời này.

b. Phân tích 5 câu tiếp:

- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc

- "này đây": được lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp

 => Thiên nhiên mùa xuân đang trải dài trong khoảng không gian bao la, rộng lớn của đất trời vũ trụ mà hơn thế nữa nó còn góp phần lột tả cảm giác sung sướng tột độ của thi sĩ khi đối diện với cái đẹp của cuộc đời.

- Ong bướm đang say sưa đắm mình trong tuần tháng mật => một cách nói rất đậm phương Tây

- Sự vật: nơi đồng nội xanh rì, hoa cỏ đang trỗi dậy cuộn trào sức sống, lá non ứ nhựa đang khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ nhàng thoáng qua

- Thiên nhiên mà tác giả đề cập đến không chỉ hài hoà về đường nét mà đó còn là sự hài hoà về màu sắc khi có sự góp mặt của ánh sáng.

c. 2 câu tiếp:

- "ngon": khen, ca ngợi tháng giêng – tháng đầu tiền của mùa xuân

- "cặp môi gần": giúp liên tưởng mùa xuân giống như một người thiếu nữ đẹp, rạo rực, cuốn hút khiến người ta mê say

=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 

d. 2 câu cuối

- Với tâm trạng thích thú, say mê nhưng cũng đồng thời bắt đầu xuất hiện sự lo lắng về thời gian, về vẻ đẹp của mùa xuân sẽ trôi đi mất.

3. Kết luận

Xem thêm các bộ đề thi 11 chọn lọc, hay khác:

Đề thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Địa lí lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa Học kì 2 Toán lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Anh lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án

1 5630 lượt xem
Tải về