Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 11 Học kì 2

Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 11 Học kì 2 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2,995 28/12/2022
Tải về


Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 11 Học kì 2

Vào phủ chúa Trịnh

a. Nội dung

-Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Quan điểm sống nhàn nhã, ẩn dật, thanh đạm để giữ mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc của Lê Hữu Trác hoàn toàn đối lập với cuộc sống sa hoa, trụy lạc trong phủ Chúa

b. Nghệ thuật

-Sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài kí của ông đậm chất trữ tình.

-Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo đã dựng nên bức tranh phủ chúa với hiện thực cuộc sống vô cùng sinh động

-Lối trần thuật hấp dẫn, chân thực, lựa chọn được nhiều chi tiết đặc sắc

Thu điếu

a. Nội dung

- Tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương

- Tâm hồn thanh cao, khát vọng sống trong sạch

- Tâm trạng u hoài, nỗi nhớ đau thời thế

b. Nghệ thuật

-Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức tạo hình - biểu cảm.

-Vận dụng tài tình nghệ thuật đối

-Cách gieo vần "eo" độc đáo, góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, khép kín của cảnh thu tù đọng ở nông thôn và cũng phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.

Tự Tình (bài II)

a. Nội dung

- Bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, hạnh phúc của tác giả

- Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: trong buồn tủi, người phụ nữ cố gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch

b. Nghệ thuật

-Ngôn ngữ giản dị mà đặc sắc

-hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các biểu hiện phong phú tinh tế của tâm trạng

Thương vợ

a. Nội dung

- Hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Người đọc có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng đối với người vợ của Tế Xương

-Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.

b. Nghệ thuật

-Ngôn ngữ giản dị mà đặc sắc, giàu sức biểu cảm

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, đời sống, sử dụng tiếng chửi

Hai đứa trẻ

a. Nội dung

- Niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố huyện nghèo, bình lặng, tối tăm và những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ.

- Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người.

b. Nghệ thuật

-Bút pháp tương phản đối lập

- Miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật tinh tế sâu sắc

- Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản; nghệ thuật lấy động tả tĩnh,dùng ánh sáng dể tả bóng tối

- Lời văn tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng nên bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng, như dệt bằng cảm giác. Ngôn ngữ giàu sức gợi.

Chữ người tử tù

a. Nội dung

- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục . Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.

=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp

Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,

=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người

b. Nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống.

Hạnh phúc của một tang gia

a. Nội dung

- Thông qua việc miêu tả cảnh đám tang và khắc họa những chân dung hài hước của tang gia, tác giả đã phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa

– Qua đó, tác giả phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.

=> Thể hiện tâm huýêt của nhà văn đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

b. Nghệ thuật

- Tạo những mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay ở nhan đề:tang gia mà lại hạnh phúc.

- Người kể chuyện có một giọng điệu rất lạnh lùng, khách quan, đan xen những câu bình luận dí dỏm mỉa mai trào lộng, nhưng chua chát.

- Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu

- Cách đặt tên gọi nhân vật,đồ vật hài hước

Chí phèo

a. Nội dung

- Tác giả tố cáo xã hội phong kiến bất công, đã khiến con người sinh ra là người mà không được làm người

– Tác giả muốn thể hiện bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả

b. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

-  Khắc họa sinh động các yếu tố ngôn ngữ hành động tâm lí ngoại hình

- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh họat, phóng túng

- Cốt truyện với các tình huống chi tiết gay cấn, hấp dẫn

Vĩnh biệt cửu trùng đài

a. Nội dung

- Qua việc xây dựng các tính cách bi kịch (Vũ Như Tô, Đan Thiềm). Tác giả muốn gửi đến người đọc, người xem những bài học, tư tưởng, quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật vị nhân sinh nghệ thuật phản ánh cuộc sống, khát vọng của người nghệ sĩ phải phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng

– Tác giả muốn bày tỏ sự cảm thông, trân trọng đối với những nghệ sĩ có tài năng, hoài bão lớn nhưng lâm vào bi kịch giưã lí tưởng và thực tế.

b. Nghệ thuật

- Đoạn trích"Vĩnh biệt cửu trùng đài " thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

-  Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, cũng như dẫn dắt vở kịch. 

- Từng đoạn hội thoại, từng ngôn ngữ mà nhân vật phát ra đều khắc họa được cảm xúc , tình cảm mà họ dành cho nhau, cũng như chính bản chất con người của họ lúc gặp biến cố.

- Nhịp điệu kịch càng lúc càng tăng tiến, nhất là lúc gần đến cao trào và cuối cùng là ở thắt nút cho thấy được khung cảnh dồn dập lúc đó của câu chuyện.

Vội vàng

a. Nội dung

Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc

– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:

+ Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao

+ Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể

+ Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.

+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật sáng tạo những câu thơ, những hình ảnh thơ mới lạ độc đáo:

+ Cách liên tưởng so sánh mới lạ; Tháng giêng ngon…; Mùi tháng năm..

+ Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh

+ Lối nhân hóa. 

Tràng giang

a. Nội dung

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…( không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

– Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của kẻ lữ thứ- cái “Tôi” bơ vơ trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, bao la, mênh mông rợn ngợp.

=> Thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ.( Con người sống trên quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương, thấy bơ vơ ngay trên quê hương của mình. Cho nên ẩn trong nỗi bơ vơ của một cá thể trước trời đất vũ trụ là nỗi bơ vơ của một người dân mất nước và thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với chính giang sơn tổ quốc mình. …)

b. Nghệ thuật

 Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố Đường thi với yếu tố thơ mới.

+ Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện “tinh thần Thơ mới” và sự sáng tạo mới mẻ cuả HC:

+ Một cái “Tôi” thơ mới lãng mạn, giàu cảm xúc trước tạo vật

+ Hình ảnh sinh động, cảm giác tinh vi phong phú, nhiều sáng tạo bất ngờ: sâu chót vót, củi một cành khô, chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa, nước sầu trăm ngả…

=> tả thực giàu sức gợi: thiên nhiên sống động, sắc nét)

Đây thôn Vĩ Dạ

a. Nội dung

– Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ.

– Mạch tâm tư như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải của nhân vật trữ tình.
( Từ ao ước đắm say – hoài vọng phấp phỏng – mơ tưởng, hoài nghi và càng về sau càng có phần âm u sầu muộn. Nhưng cốt lõi của dòng tâm tư vẫn là niềm thiết tha với đời, mối khát khao gắn bó khôn nguôi- nỗi u hoài của một tâm hồn trong trẻo lành mạnh)

=> Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương của nhà thơ, mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của HMT. ( không biểu hiện theo lối xuôi chiều mà đầy uẩn khúc trong cảm xúc của thi sĩ)

b. Nghệ thuật

– Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích. ( Vườn ai mướt quá…Thuyên trăng, áo em trắng quá…=> hợp thành diện mạo một cõi trần gian tuyệt đẹp mà thi sĩ càng mang nặng mặc cảm chia lìa bao nhiêu thì càng thiết tha gắn bó hơn bao giờ hết)

– Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải chi phối toàn bài thơ.

– Nhịp điệu thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa trong nỗi khổ tâm.

Chiều tối

a. Nội dung

- Là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ tả bức tranh Chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn: Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”!

= >Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.

b. Nghệ thuật

– Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:

+ Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại

+ Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối , lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp, luôn hướng đến sự sống, lạc quan..

Từ ấy

a. Nội dung

Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu nói chung: Nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa sôi nổi.

- Tuy nhiên, bài thơ cũng thể hiện sắc thái riêng của một tâm hồn thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng, thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca. Có một cái gì rất trẻ trung, sôi nổi say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy, tâm thế hăm hở…Tất cả là cảm xúc của một cái “ Tôi” chủ quan đậm nét, và do vậy hình ảnh quần chúng cũng còn chung chung, trừu tượng

=> Bài thơ có thể xem là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ Cách Mạng, có ý nghĩa mở đầu và định hướng cho sáng tác thơ Tố Hữu

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê, tin tưởng bằng những hình ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ say sưa, náo nức, sảng khoái, nhịp điệu hăm hở, dồn dập, thôi thúc.

1 2,995 28/12/2022
Tải về