TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2 (Cánh diều 2024) có đáp án: Biến, phép gán và biểu thức số học

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2.

1 908 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học - Cánh diều

Câu 1. Trong những biến sau, biến nào đặt sai quy tắc?

A. x y

C. xy

B. 12xy

D. Cả A và B

Đáp án đúng là: D

Đáp án A, B sai vì:

x y: chứa dấu cách

12xy: Bắt đầu bằng chữ số.

Câu 2. Câu lệnh gán trong Python là:

A. Biến=<Biểu thức>

B. Biến:=<Biểu thức>

C. Biến==<Biểu thức>

D. <biểu thức>=Biến

Đáp án đúng là: A

Phép gán trong Python được viết:

Biến =<Biểu thức>

Câu 3. Phép gán nào sau đây là đúng ?

A. x==3

B. x:=3

C. x=3

D. x:3

Đáp án đúng là: C

Vì phép gán trong Python được viết:

Biến=<Biểu thức>

Câu 4. Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là:

A. %

B. //

C. /

D. div

Đáp án đúng là: B

Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là: //

Câu 5. Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:

A. %

B. //

C. /

D. mod

Đáp án đúng là: A

Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là: %

Câu 6. Phép lũy thừa 24 trong Python viết là:

A. 2**4

B. 2****4

C. 2*4

C. 2***4

Đáp án đúng là: A

Kí hiệu phép lũy thừa trong Python viết là: **

Câu 7. Biểu thức (x+y)2 chuyển sang Pytthon là:

A. (x**2+y**2)

B. (x+y)***2

C. (x+y)**2

D. (x+y)*2

Đáp án đúng là: C

Kí hiệu phép lũy thừa trong Python viết là: **

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?

A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Biến là đại lượng bất kì.

C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Đáp án đúng là: A

Theo khái niệm về biến: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 9. Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là?

A. a, b

B. a, b, x

C. x

D. Không có biến.

Đáp án đúng là: B

Vì a, b, x là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 10. Cho đoạn chương trình sau:

x=1

print(x)

Biến trong đoạn chương trình trên là:

A. 1

B. 1, x

C. x

D. Không có biến.

Đáp án đúng là: C

Vì giá trị của 1 được lưu trong biến x.

Câu 11. Cho đoạn chương trình sau:

y=10

print(y)

Giá trị của biến y trên màn hình là:

A. y

B. 0

C. 1

D. 10

Đáp án đúng là: D

Vì y được gán trí trị bằng 10.

Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:

x=6

y=2

print(x//y)

Trên màn hình xuất hiện giá trị:

A. 0

B. 3

C. 2

D. 6

Đáp án đúng là: B

Vì x=6, y=2 nên 6//2=3 (phép chia lấy phần nguyên)

Câu 13. Cho đoạn chương trình sau:

x=6

y=2

print(x%y)

Trên màn hình xuất hiện giá trị:

A. 0

B. 3

C. 2

D. 6

Đáp án đúng là: A

Vì x=6, y=2 nên 6%2=0 (phép chia lấy phần dư)

Câu 14. Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?

A. Không trùng từ khóa của Python.

B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.

C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo các quy tắc sau:

- Không trùng từ khóa của Python.

- Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.

- Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.

Câu 15. Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là:

A. (xy+x)/(x-y)

B. (x*y+x)//(x-y)

C. (x*y+x)/(x-y)

D. (x*y+x)/x-y

Đáp án đúng là: C

Áp dụng quy tắc : Không được bỏ qua dấu nhân (*), phép chia kí hiệu là dấu /

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 8: Câu lệnh lặp

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

1 908 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: