TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16.

1 1955 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python - Kết nối tri thức

Câu 1. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

4 + 15 / 5

A. 7.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: A

Thứ tự ưu tiên là: /, +. Do đó, biểu thức trên, khi đơn giản hóa cho kết quả là 4 + 3 = 7. Do đó kết quả là 7

Câu 2. Điều nào sau đây được sử dụng để xác định một khối mã trong ngôn ngữ Python?

A. Thụt lề.

B. Nháy “ ”.

C. Dấu ngoặc ( ).

D. Dấu ngoặc [ ].

Đáp án đúng là: A

Trong Python, để xác định một khối mã, chúng ta sử dụng thụt đầu dòng. Thụt lề đề cập đến là khoảng trắng ở đầu dòng.

Câu 3. Thứ tự thực hiện các phép tính trong Python ở đáp án nào đúng?

A. /, -, +, *.

B. (*, /), (+, -).

C. Từ trái sang phải.

D. (+, -), (*, /).

Đáp án đúng là: B

Trong Python, phép tính nhân chia sẽ được thực hiện trước các phép tính cộng trừ giống như trong toán học.

Câu 4. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

A. 17.

B. 20.

C. 18.

D. 19.

Đáp án đúng là: B

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2 = 6 – 3 + 20 – 3 = 20

Câu 5. Ai đã phát triển Ngôn ngữ lập trình Python?

A. Wick van Rossum.

B. Rasmus Lerdorf.

C. Guido van Rossum.

D. Niene Stom.

Đáp án đúng là: C

Ngôn ngữ Python được thiết kế bởi một lập trình viên người Hà Lan Guido van Rossum.

Câu 6. Ngôn ngữ Python được ra mắt lần đầu vào năm nào?

A. 1995.

B. 1972.

C. 1981.

D. 1991.

Đáp án đúng là: D

Ngôn ngữ Python được phát triển bởi Guido van Rossum và ra mắt lần đầu vào năm 1991.

Câu 7. Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?

A. Ngôn ngữ bậc cao.

B. Ngôn ngữ máy.

C. Hợp ngữ.

D. Cả ba phương án đều sai.

Đáp án đúng là: A

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.

Câu 8. Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?

A. C/C++.

B. Assembly.

C. Python.

D. Java.

Đáp án đúng là: B

Assembly là hợp ngữ.

Câu 9. Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

A .python.

B .pl.

C .py.

D .p.

Đáp án đúng là: C

'.py' là phần mở rộng chính xác của tệp Python. Các chương trình Python có thể được viết bằng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào. Để lưu các chương trình này, chúng ta cần lưu trong các tệp có phần mở rộng tệp là '.py'.

Câu 10. Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?

>>> 3 + * 5

A. 3 .

B. + hoặc *.

C. *.

D. Không có lỗi.

Đáp án đúng là: B

Không thể có 2 dấu + và * giữa hai số, cần bỏ một trong hai dấu này.

Câu 11: Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?

A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình.

B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter

C. Sử dụng câu lệnh Exit.

D. Cả ba cách làm trên đều đúng.

Đáp án đúng là : D

Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể nháy dấu x góc bên phải màn hình, gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter hoặc sử dụng câu lệnh Exit.

Câu 12: Output của lệnh sau là:

print(1+ 2 + 3+ 4)

A. 10.

B. 15.

C. 1 + 2 + 3 + 4.

D. 1 + 2 + 3.

Đáp án đúng là: A

1 + 2 + 3 + 4 = 10

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.

C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.

D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Đáp án đúng là: C

Python có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên, phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?

A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.

B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác

C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh

D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.

Đáp án đúng là: C

Môi trường lập trình Python có hai chế độ:

- Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.

- Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.

Câu 15. Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?

A. Cặp dấu nháy đơn.

B. Cặp ba dấu nháy kép.

C. Cặp dấu nháy kép.

D. Không thể thực hiện được.

Đáp án đúng là: B

Nếu một xâu được viết giữa cặp ba dấu nháy kép thì chúng ta có thể dùng phím Enter để xuống dòng giữa xâu

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện If

1 1955 lượt xem
Mua tài liệu