TOP 15 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 5 (Cánh diều 2024) có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

1 1,109 04/01/2024


Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước - Cánh diều

Câu 1: Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ chứa các nguyên tố đa lượng?

A. C, H, O, N, S, P, K.

B. C, H, O, N, S, I, Fe.

C. C, H, O, N, S, Cu, K.

D. C, H, O, N, Fe, Cu, Zn.

Đáp án đúng là: A

Các nguyên tố đa lượng gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,…

Các nguyên tố vi lượng gồm: I, Fe, Cu, Mo, Zn,…

Câu 2: Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ chứa các nguyên tố vi lượng?

A. C, Fe, I, Cu, Mo.

B. H, O, N, S, I, Fe.

C. O, N, S, I, Fe, Zn.

D. I, Fe, Cu, Mo, Zn.

Đáp án đúng là: D

Các nguyên tố đa lượng gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,…

Các nguyên tố vi lượng gồm: I, Fe, Cu, Mo, Zn,…

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên tố đa lượng?

A. Các nguyên tố đại lượng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01 % khối lượng cơ thể.

B. Các nguyên tố đại lượng chủ yếu tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.

C. Các nguyên tố đại lượng chỉ có vai trò hoạt hóa các enzyme trong cơ thể.

D. Các nguyên tố đại lượng chỉ có chức năng xây dựng nên cấu trúc tế bào.

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tố đại lượng chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng cơ thể; có vai trò chủ yếu tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ, góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể, đồng thời, một số nguyên tố đa lượng là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.

Câu 4: Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì

A. chúng là thành phần cấu tạo không thể thiếu trong các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.

B. chúng là vừa là nguyên liệu vừa là chất xúc tác cho mọi phản ứng hóa sinh xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.

C. chúng là thành phần cấu tạo nên các enzyme, giúp hoạt hóa các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của cơ thể.

D. chúng có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì chúng là thành phần cấu tạo nên các enzyme, giúp hoạt hóa các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 5: So với các nguyên tố hóa học tồn tại trong tự nhiên, các nguyên tố cần thiết cho sinh vật chiếm khoảng

A. 20 – 25 %.

B. 30 – 35 %.

C. 40 – 45 %.

D. 45 – 50 %.

Đáp án đúng là: A

Có khoảng 20 – 25 % các nguyên tố hóa học tồn tại trong tự nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh vật.

Câu 6: Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm là

A. đại lượng và vi lượng.

B. đa lượng và đại lượng.

C. vô cơ và hữu cơ.

D. vi lượng và hữu cơ.

Đáp án đúng là: A

Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm là: đại lượng và vi lượng.

Câu 7: Thiếu I có thể dẫn đến bệnh nào sau đây?

A. Bệnh loãng xương.

B. Bệnh thiếu máu.

C. Bệnh bướu cổ.

D. Bệnh béo phì.

Đáp án đúng là: C

Khi không có I, tuyến giáp bị tăng cường hoạt động quá mức dẫn đến tăng thể tích tuyến gây ra bệnh bướu cổ.

Câu 8: Các nguyên tố là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào là

A. C, H, O, N.

B. C, O, N, Ca.

C. C, H, O, K.

D. C, Ca, K, S.

Đáp án đúng là: A

Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.

Câu 9: Nguyên tử nào sau đây có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid?

A. H.

B. C.

C. Mg.

D. O.

Đáp án đúng là: B

Carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác → Nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

Câu 10: Tại sao nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid?

A. Vì nguyên tử carbon có 3 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,…

B. Vì nguyên tử carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,…

C. Vì nguyên tử carbon có 5 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,…

D. Vì nguyên tử carbon có 6 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,…

Đáp án đúng là: B

Carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác → Nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1) Nước chiếm khoảng 70 – 90 % khối lượng tế bào.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hằng ngày.

(4) Phân tử nước liên kết với nhau và nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen.

Số phát biểu đúng khi nói về nước là

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Đáp án đúng là: C

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Câu 12: Tại sao phân tử nước có tính phân cực?

A. Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H dẫn đến nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương.

B. Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H dẫn đến nguyên tử H mang một phần điện tích âm và nguyên tử O mang một phần điện tích dương.

C. Nguyên tử H có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử O dẫn đến nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương.

D. Nguyên tử H có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử O dẫn đến nguyên tử H mang một phần điện tích âm và nguyên tử O mang một phần điện tích dương.

Đáp án đúng là: A

Trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H dẫn đến nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?

A. Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật.

B. Nước là môi trường và nguyên liệu cho các phản ứng trong tế bào.

C. Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào.

D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh lí trong tế bào và cơ thể.

Đáp án đúng là: D

Nước không có chức năng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh lí trong tế bào và cơ thể.

Câu 14: Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước giúp nước có vai trò nào sau đây đối với tế bào và cơ thể?

A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

B. Tạo môi trường cho các phản ứng trong tế bào.

C. Giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể.

D. Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào.

Đáp án đúng là: C

Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. Khi nước bay hơi và ngưng tụ giúp tế bào và cơ thể điều hòa nhiệt.

Câu 15: Vì sao không nên bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh?

A. Vì nhiệt độ thấp trên ngăn đá của tủ lạnh sẽ khiến các tế bào trong rau củ không thực hiện được quá trình hô hấp tế bào dẫn đến rau củ bị hỏng nhanh.

B. Vì nhiệt độ thấp trên ngăn đá của tủ lạnh sẽ khiến nước trong các tế bào rau củ đóng băng dẫn đến phá vỡ hết các tế bào của rau quả.

C. Vì nhiệt độ thấp trên ngăn đá của tủ lạnh sẽ khiến các tế bào trong rau củ không thực hiện được quá trình oxy hóa dẫn đến rau củ bị hỏng nhanh.

D. Vì nhiệt độ thấp trên ngăn đá của tủ lạnh sẽ khiến nước trong các tế bào rau củ đóng băng dẫn đến co xoắn hết các tế bào của rau quả.

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ thấp trên ngăn đá của tủ lạnh sẽ khiến nước trong các tế bào rau củ đóng băng → Tăng thể tích của nước trong tế bào rau củ → Tế bào rau củ bị phá vỡ → Khi bỏ rau củ ra khỏi tủ lạnh để sử dụng sẽ bị thối nhũn nhanh chóng, ảnh hưởng chất lượng rau củ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

1 1,109 04/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: