TOP 15 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

1 1,043 04/01/2024


Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme - Cánh diều

Câu 1: Các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất là

A. năng lượng hoá học, năng lượng nhiệt, năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học, năng lượng điện, năng lượng cơ học.

C. năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

D. năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

Đáp án đúng là: D

Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt là các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.

Câu 2: Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là

A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. quá trình biến đổi dạng năng lượng hóa năng thành dạng năng lượng nhiệt năng.

C. quá trình biến đổi năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Đáp án đúng là: D

Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Câu 3: Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

Đáp án đúng là: A

Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

Câu 4: ATP là hợp chất cao năng vì

A. liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

B. liên kết giữa hai gốc phosphate trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

C. liên kết giữa gốc phosphate và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

D. liên kết giữa đường ribose và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Đáp án đúng là: A

ATP là hợp chất cao năng vì liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Câu 5: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là

A. năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học.

C. năng lượng điện.

D. năng lượng nhiệt.

Đáp án đúng là: B

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bàonăng lượng hoá học.

Câu 6: Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Trong các hoạt động trên, hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là: (1), (2), (3).

Câu 7: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

B. chất xúc tác hoá học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

C. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

D. chất xúc tác hóa học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

Đáp án đúng là: A

Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

Câu 8: Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là

A. cơ chất.

B. chất xúc tác.

C. phức hợp enzyme - cơ chất.

D. trung tâm hoạt động.

Đáp án đúng là: A

Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là cơ chất.

Câu 9: Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì

A. mỗi enzyme thường xúc tác cho nhiều phản ứng.

B. mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

C. mỗi enzyme thường xúc tác cho hai phản ứng.

D. mỗi enzyme thường xúc tác cho ba phản ứng.

Đáp án đúng là: B

Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

Câu 10: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất của enzyme được gọi là

A. trung tâm hoạt động.

B. phức hợp enzyme - cơ chất.

C. phức hợp enzyme - sản phẩm.

D. cofactor.

Đáp án đúng là: A

Phân tử enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.

Câu 11: Hầu hết các enzyme có bản chất là

A. protein.

B. carbohydrate.

C. lipid.

D. nucleic acid.

Đáp án đúng là: A

Hầu hết các enzyme có bản chất là protein.

Câu 12: Cho các giai đoạn sau:

(1) Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

(2) Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

(3) Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (1) → (3).

D. (2) → (3) → (1).

Đáp án đúng là: C

Cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác diễn ra theo 3 giai đoạn là:

- Giai đoạn 1: Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

- Giai đoạn 2: Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

- Giai đoạn 3: Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Câu 13: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm

A. chất hoạt hoá, chất ức chế, nồng độ cơ chất.

B. pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất.

C. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất.

D. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Đáp án đúng là: B

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm: chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Câu 14: Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.

C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.

D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.

Đáp án đúng là: A

Khi nhai cơm, enzyme amylase trong nước bọt sẽ xúc tác cho quá trình biến đổi tinh bột thành đường tạo ra cảm giác có vị ngọt.

Câu 15:Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa 1 mL dung dịch amylase. Sau đó, đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước ở khoảng 37 oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút. Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút. Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả của thí nghiệm trên?

A. Ống 1 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

B. Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

C. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 2 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

D. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Đáp án đúng là: A

Thuốc thử Lugol bắt màu xanh tím với tinh bột, do đó, ống nào có hoạt tính của enzyme càng thấp thì ống đó càng có màu xanh tím đậm. Mà enzyme amylase hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 oC, bị giảm hoạt tính ở 0 oC và bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 100 oC → Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 12: Thông tin tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

1 1,043 04/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: