TOP 10 mẫu Tóm tắt Mùa xuân chín (2024) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Mùa xuân chín Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Mùa xuân chín từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 4,196 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Mùa xuân chín - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Mùa xuân chín - Kết nối tri thức

Tóm tắt Mùa xuân chín (mẫu 1)

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

Tóm tắt Mùa xuân chín (mẫu 2)

Bài thơ là bức tranh cảnh đẹp mùa xuân trong con mắt một thi sĩ yêu đời. Bên cạnh đó còn là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa. Qua đó thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.

Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín

I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín

Mùa xuân chín - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

1. Tiểu sử

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.

- Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

- Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:

- Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)

- Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)

- Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)

- Xuân như ý

- Thượng Thanh Khí (thơ)

- Cẩm Châu Duyên

- Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)

- Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)

- Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)

II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa xuân chín

1. Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: "Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên", nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Nội dung chính:

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

Mùa xuân chín - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

5. Bố cục:

- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

- Khổ 2+3: Tình xuân

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách

6. Tóm tắt

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

7. Giá trị nội dung:

- Thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới.

- Niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Tác giả sử dụng thành công các phép tu từ.

- Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa xuân chín

1. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.

- Nhan đề “mùa xuân chín”

2. Cảnh xuân

- Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống

+ Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý

+ Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh

+ Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”

=> Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.

3. Tình xuân

- Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời

+ Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

+ Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”

+ Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.

Bố cục Mùa xuân chín

Chia bài thơ làm 3 đoạn

- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

- Khổ 2+3: Tình xuân

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách

Nội dung chính Mùa xuân chín

Bài thơ là “Mùa xuân chín” nói tới cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Tóm tắt Cánh đồng

Tóm tắt Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tóm tắt Yêu và đồng cảm

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ

1 4,196 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: