TOP 10 mẫu Tóm tắt Cánh đồng (2024) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Cánh đồng Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Cánh đồng từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1,414 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Cánh đồng - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Cánh đồng - Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Cánh đồng (mẫu 1)

Vẻ đẹp thiên nhiên các mùa trong năm, với các loài hoa đẹp đẽ. Thể hiện những rung cảm mãnh liệt của đất trời.

Tóm tắt tác phẩm Cánh đồng (mẫu 2)

Tác giả đã vẽ lên bức tranh một cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống. Nhân vật chính là một cô gái yêu đời, yêu thiên nhiên, nhìn cuộc sống bằng con mắt mộng mơ đầy nhiệt huyết, mang trong mình hy vọng và tình yêu tuổi trẻ.

Tác giả tác phẩm Cánh đồng

I. Tác giả văn bản Cánh đồng

- Ngân Hoa: Tên khai sinh là Nguyễn Thị Ngân Hoa (sinh năm 1970) là nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ.

- Các tác phẩm văn học đã xuất bản: Cánh đồng (thơ, 1966), Quả mùa thu (tập truyện ngắn, 1966)

II. Tìm hiểu tác phẩm Cánh đồng

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Cánh đồng thuộc chùm thơ được giải B (không có giải A) trong cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn nghệ năm 1995.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4.Tóm tắt:

Tác giả đã vẽ lên bức tranh một cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống. Nhân vật chính là một cô gái yêu đời, yêu thiên nhiên, nhìn cuộc sống bằng con mắt mộng mơ đầy nhiệt huyết, mang trong mình hy vọng và tình yêu tuổi trẻ.

Cánh đồng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

5. Bố cục

- Đoạn 1: Từ đầu đến “lặng câm rực rỡ”: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của những bông hoa rực rỡ trong veo

- Đoạn 2: Còn lại: Tình yêu với cánh đồng

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ “Cánh đồng” nhằm thể hiện ý thức nâng niu cái đẹp

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người.

7. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ có cách triển khai độc đáo, các câu thơ, các khổ thơ có độ dài ngắn khác nhau, có những câu dài như một câu văn tạo nên mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cánh đồng

1. Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

- Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.

- Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.

- Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

2. Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

- Một đóa hoa cúc cắm trong bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cả một cánh đồng hoa đang trải ra trước mắt. Không chỉ có những màu sắc mà còn có những thanh âm chân thực khiến đây như không còn chỉ là trong tưởng tượng.

- Sự tự do trong hình thức của thơ ca cũng được hiện lên rõ nét khi các câu thơ không tuân theo bất cứ quy luật nào. Từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả.

Bố cục Cánh đồng

Chia văn bản làm 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “lặng câm rực rỡ”: Vẻ đẹp của mùa xuân

- Đoạn 2: Còn lại: Vẻ đẹp của thiên nhiên cây cỏ.

Nội dung chính Cánh đồng

Vẻ đẹp thiên nhiên các mùa trong năm, với các loài hoa đẹp đẽ. Thể hiện những rung cảm mãnh liệt của đất trời.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tóm tắt Yêu và đồng cảm

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ

Tóm tắt Thế giới mạng và tôi

Tóm tắt Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

1 1,414 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: