TOP 10 mẫu Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ (2024) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chữ bầu lên nhà thơ từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1,749 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Chữ bầu lên nhà thơ - Kết nối tri thức

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ (mẫu 1)

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ (mẫu 2)

Tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả Lê Đạt. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ (mẫu 3)

Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra.

Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

I. Tác giả văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

Chữ bầu lên nhà thơ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

- Lê Đạt (10/9/1929 - 21/4/2008) tên thật là Đào Công Đạt, quê ở Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 50 rồi vắng bóng trên văn đàn suốt 30 năm. Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

- Lê Đạt chủ trương dường lối thơ “tạo sinh” - thơ phải dựa vào “ý tại ngôn ngoại”, phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa, và đa ngã (phỏng theo nhà phê bình Thuỵ Khê). Thơ ông giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh, đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao.

- Đã xuất bản:

- Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)

- 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)

- Thơ Lê Đạt, Sao…

II. Tìm hiểu tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thể loại: Nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Đối thoại với đời và thơ

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt:

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.

5. Bố cục: Chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.

- Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.

- Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

6. Giá trị nội dung:

- Trình bày quan điểm, ý kiến của tác giả về nhà thơ chân chính

- Bày tỏ quan điểm của tác giả về nhà thơ thực thụ là nhà thơ phải biết nỗ lực, lao động, cố gắng chứ không chỉ phụ thuộc vào những cảm xúc bột phát trời cho.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra thuyết phục, chính xác.

- Lập luận sắc bén, rõ ràng

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng.

“Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.

2. Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

“Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.

3. Ý nghĩa của hoạt động sáng tạo thơ ca.

- Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.

Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ

Chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.

- Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.

- Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ

Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Thế giới mạng và tôi

Tóm tắt Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Tóm tắt Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Tóm tắt Ra-ma buộc tội

Tóm tắt Xúy Vân giả dại

1 1,749 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: