TOP 10 mẫu Tóm tắt Thu hứng (2024) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Thu hứng Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thu hứng từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1,725 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Thu hứng - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 10 Thu hứng - Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Thu hứng (mẫu 1)

Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

Tóm tắt tác phẩm Thu hứng (mẫu 2)

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

Tóm tắt tác phẩm Thu hứng (mẫu 3)

Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương l­ưu lạc. Không chỉ là bức tranh về mùa thu, bài thơ còn thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.
Tác giả tác phẩm Thu hứng

I. Tác giả văn bản Thu hứng

Thu hứng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

- Đỗ Phủ (712 - 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường.

- Ông làm quan trong một thời gian rất ngắn nhưng gần như sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.

- Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống lại triều đình. Vì không được trọng dụng và cũng muốn tránh khỏi hiểm họa, ông cáo quan về quê ở cùng tây Nam.

- Đỗ Phủ cùng với Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

- Một số sáng tác tiêu biểu như:

+ Tập thơ Ngao du nam bắc (731 - 745)

+ Tập thơ Trường An khốn đốn (746 - 755)

+ Tập thơ Lưu vong làm quan (756 - 759)

+ Tập thơ Phiêu bạc tây nam (760 - 770)

II. Tìm hiểu tác phẩm Thu hứng

1. Thể loại: Bài thơ "Cảm xúc mùa thu" được viết theo thể thất ngôn bát cú.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu.

- Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất. Ông được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Miêu tả

4. Nội dung chính: Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

5. Bố cục:

Gồm 2 phần:

- Phần 1: 4 câu đầu. Bức tranh vào mùa thu.

- Phần 2: 4 câu còn lại. Tình cảm qua khung cảnh mùa thu.

6. Giá trị nội dung:

- Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Tứ thơ trầm lắng, u uất

- Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

Bố cục Thu hứng

Gồm 2 phần:

- Phần 1: 4 câu đầu. Bức tranh vào mùa thu.

- Phần 2: 4 câu còn lại. Tình cảm qua khung cảnh mùa thu.

Nội dung chính Thu hứng

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Mùa xuân chín

Tóm tắt Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Tóm tắt Cánh đồng

Tóm tắt Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tóm tắt Yêu và đồng cảm

1 1,725 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: