TOP 10 đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 993 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.

B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 2. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở

A. Kinh đô Huế.

B. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).

C. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).

D. Đồn Mang Cá (Huế).

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào Cần vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

A. Thực dân Pháp đã hoàn thành bình định trên cả nước Việt Nam.

B. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự.

C. Phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp thất bại.

D. Triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đã

A. buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.

B. làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

C. làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.

D. làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Dâng vua những bản điều trần

Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu

Triều đình thủ cựu hay đâu

Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Đinh Gia Quế.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?

A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.

B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.

Câu 8. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Câu 9. Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.

B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

C. Tập trung khai thác than và kim loại.

D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.

Câu 10. Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa

A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.

B. nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.

C. công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.

D. các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.

Câu 11. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 12. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Campuchia.

D. Thái Lan.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) thất bại.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?

A. Ba Bể.

B. Ba Vì.

C. Bạch Mã.

D. Cúc Phương.

Câu 2. Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài sinh vật?

A. 50000.

B. 40000.

C. 45000.

D. 55000.

Câu 3. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

A. Đồng ruộng, rừng trồng.

B. Rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Rừng ngập mặn, cỏ biển.

D. Rạn san hô, rừng ôn đới.

Câu 4. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?

A. Rừng ngập mặn, cỏ biển.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Đầm phá ven biển.

D. Rạn san hô, rừng ôn đới.

Câu 5. Vùng nội thủy là:

A. Là vùng tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Câu 6. Vùng tiếp giáp lãnh hải là:

A. Là vùng tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Câu 7. Lãnh hải là:

A. Là vùng tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Câu 8. Vùng đặc quyền kinh tế là:

A. Là vùng tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Câu 9. Miền Bắc nước ta có bể đầu mỏ, dầu khí nào?

A. Nam Côn Sơn.

B. Cửu Long.

C. Malay-Thổ Chu.

D. Sông Hồng.

Câu 10. Hàng năm nước ta có thể khai thác bền vững bao nhiêu tấn thủy sản?

A. 3.87 triệu tấn.

B. 3.78 triệu tấn.

C. 1,5 triệu tấn.

D. 1,55 triệu tấn.

Câu 11. Mỏ Bạch Hổ thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?

A. Cà Mau.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Bến Tre.

D. Trà Vinh.

Câu 12. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

A. bị suy thoái nghiêm trọng.

B. không đạt tiêu chuẩn cho phép.

C. có nhiều biến động qua các năm.

D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-C

3-D

4-A

5-B

6-B

7-B

8-D

9-A

10-A

11-A

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- D

2- A

3- A

4- B

5- A

6- D

7- B

8- C

9- D

10- D

11- B

12- D

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

. Hiện trạng

- Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, nên việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay.

+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật.

+ Suy giảm nguồn gen.

+ Suy giảm hệ sinh thái.

b. Nguyên nhân

- Do tự nhiên: Biến đổi khí hậu với những hệ quả như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... làm suy giảm đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển.

- Do hoạt động của con người: Khai thác lâm sản, đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống, đánh bắt thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,...

c. Giải pháp

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động, thực vật quý hiếm.

- Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức.

- Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.

- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

.......................................

.......................................

.......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 993 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: