Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Giữa kì 2.

1 351 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

I. PHẠM VI ÔN THI GIỮA KÌ 2

1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

  • Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
  • Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

2. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

  • Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
  • Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
  • Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ

Câu 1: Ý nào không đúng về lý do khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

  • A.Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hoà bình.
  • B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
  • C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
  • D. Áp dụng nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Câu 2: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • B. Đầu thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Câu 3: Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là

  • A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. sự hình thành các công ty độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước tư bản.
  • C. các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
  • D. mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt.

Câu 4: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?

  • A. Dẫn đầu thế giới.
  • B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
  • C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
  • D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.

Câu 5: Các công ty độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là

  • A. trong công nghiệp và tài chính.
  • B. trong nông nghiệp.
  • C. trong thương mại.
  • D. trong lĩnh vực ngân hàng.

Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào cuối thế kỉ XIX là gì?

  • A. Do các nước tư bản phương Tây phát triển vượt bậc.
  • B. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ.
  • C. Do nông nghiệp ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu.
  • D. Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

Câu 7: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 8: Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là

  • A. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • B. vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
  • C. xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.
  • D. trở thành nước công nghiệp.

Câu 9: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang?

  • A. Để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
  • B. Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp.
  • C. Vì Đức muốn trở thành nước bá chủ thế giới
  • D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 10: "Vua" độc quyền khổng lồ ở Mỹ là

  • A. "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ.
  • B. "vua thép" Moóc-gân.
  • C. "vua ô tô" Pho.
  • D. Rốc-phe-lơ, Moóc-gân, Pho,..

Câu 11: Vào thập kỷ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì

  • A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ.
  • B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.
  • C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.
  • D. Mỹ giúp đỡ Cu-ba và Phi-líp-pin giành độc lập.

Câu 12: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam?

  • A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.
  • B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
  • C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.
  • D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.

Câu 13: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của

  • A. cách mạng tư sản.
  • B. các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
  • C. cách mạng công nghiệp.
  • D. cách mạng vô sản.

Câu 14: Phong trào Hiến chương là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của

  • A. công nhân Pháp.
  • B. công nhân Anh.
  • C. công nhân Hà Lan.
  • D. công nhân Đức.

Câu 15: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là văn kiện hoặc tác phẩm nào?

  • A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
  • C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  • D. Tuyên ngôn của những người cộng sản.

Câu 16: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?

  • A. C. Mác.
  • B. Ph. Ăng-ghen.
  • C. V. I. Lê-nin.
  • D. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

Câu 17: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản

  • A. về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
  • B. về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
  • C. về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
  • D. về sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 18: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1848.
  • B. Năm 1864
  • C. Năm 1876.
  • D. Năm 1895.

Câu 19: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1848.
  • B. Năm 1864
  • C. Năm 1889.
  • D. Năm 1895.

Câu 20: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp là

  • A. Chính phủ lâm thời
  • B. Hội đồng Xô viết.
  • C. Hội đồng Công xã.
  • D. Uỷ ban Công xã.

2. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không phổ biến ở miền Nam?

  • A. Đào, lê, mận.
  • B. Cao su, điều.
  • C. Chuối, đu đủ.
  • D. Tiêu, cà phê.

Câu 2: Điểm du lịch Bà Nà thuộc thành phố nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Hà Nội.
  • D. Cần Thơ.

Câu 3:Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp nhất vào mùa nào?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa đông.
  • C. Mùa hè.
  • D. Mùa thu.

Câu 4: Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?

  • A. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
  • B. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  • C. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
  • D. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.

Câu 5: Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?

  • A. Biến đổi về nhiệt độ.
  • B. Biến đổi về lượng mưa.
  • C. Lưu lượng nước sông bị biến động.
  • D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 6: Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?

  • A. Hạn hán.
  • B. Ngập lụt.
  • C. Lũ quét.
  • D. Động đất.

Câu 7: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
  • B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
  • C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Câu 8:Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?

  • A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
  • B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
  • D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

Câu 9: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Cây ăn quả.
  • C. Công nghiệp.
  • D. Lương thực.

Câu 10: Ở nước ta, loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 11: Đặc điểm chung của đất phù sa là

  • A. tầng đất dày, phì nhiêu.
  • B. tầng đất mỏng, bị chua.
  • C. nghèo chất dinh dưỡng.
  • D. phì nhiêu, nhiều cát.

Câu 12: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:

  • A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
  • B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
  • C. Trồng nhiều cây công nghiệp
  • D. Rừng ngập mặn.

Câu 13: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở:

  • A. Vùng núi cao
  • B. Vùng đồi núi thấp
  • C. Các cao nguyên
  • D. Các đồng bằng

Câu 14: Đặc điểm của nhóm đất feralit:

  • A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
  • B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều laoij cây công nghiệp.
  • C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
  • D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.

Câu 15: Đất phù sa thích hợp canh tác:

  • A. Các cây công nghiệp lâu năm
  • B. Trồng rừng
  • C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…
  • D. Khó khăn cho canh tác.

Câu 16: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Từ tháng 10 đến tháng 3.
  • B. Từ tháng 11 đến tháng 4.
  • C. Từ tháng 12 đến tháng 5.
  • D. Từ tháng 4 đến tháng 9.

Câu 17: Vùng nào ở nước ta vào mùa gió tây nam thường ít mưa?

  • A. Duyên hải Trung Bộ.
  • B. Tây Nguyên,
  • C. Bắc Bộ,
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 18: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng:

  • A. 30-35%
  • B. 35-38%
  • C. 38-40%
  • D. 40-45%

Câu 19: Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quí hiếm của thế giới?

  • A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai).
  • B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế),
  • C. Tràm Chim (Đồng Tháp).
  • D. Bến En (Thanh Hóa).

Câu 20: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:

  • A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
  • B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
  • C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
  • D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

1 351 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: