Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2.

1 1,384 02/10/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

A. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LỊCH SỬ

Câu 1: Quan sát lược đồ hình 18.4 (SGK, tr. 83), nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Phong trào Cần vương diễn ra chủ yếu ở tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
  • B. Phong trào Cần vương chỉ diễn ra ở các tỉnh Bắc Kỳ.
  • C. Phong trào Cần vương phát triển mạnh ở các tỉnh Trung Kỳ.
  • D. Phong trào Cần vương diễn ra rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

  • A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình.
  • D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 3: Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy là

  • A. vùng Bãi Sậy (Hưng Yên).
  • B. vùng căn cứ Hai Sông (Hải Dương).
  • C. vùng đồng bằng sông Hồng.
  • D. vùng Nam Định, Thái Bình.

Câu 4: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?

  • A. Vùng miền núi tỉnh Hà Tĩnh.
  • B. Huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh).
  • C. Nghệ An – Hà Tĩnh.
  • D. Vùng miền núi tỉnh Quảng Bình.

Câu 5: Ý nào không đúng về điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê

  • A. Nghĩa quân được tổ chức tương đối quy củ, huấn luyện chu đáo.
  • B. Nghĩa quân đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  • C. Tham gia nghĩa quân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái,...
  • D. Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Câu 6: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình là

  • A. ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
  • B. huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá)
  • C. vùng núi Hùng Lĩnh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá).
  • D. vùng núi Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá).

Câu 7: Điểm chung trong chiến thuật đánh địch của các cuộc khởi Bãi Sậy, Hương Khê, Ba Đình là

  • A. đánh điểm, diệt viện.
  • B. đánh du kích, bố trí trận địa phục kích.
  • C. đánh nhanh, thắng nhanh.
  • D. có giai đoạn chủ động giảng hoà với quân Pháp.

Câu 8: Lãnh đạo của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là

  • A. Đề Nắm
  • B. Đề Thám.
  • C. Đề Năm sau đó là Đề Thám.
  • D. Bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Đề Thám.

Câu 9: Địa bàn bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế ở đâu?

  • A. Vùng Bắc Ninh – Bắc Giang.
  • B. Vùng Phủ Lạng Thương.
  • C. Yên Thế (Bắc Giang).
  • D. Vùng núi tỉnh Bắc Giang lan sang vùng chân núi Tam Đảo.

Câu 10: Nét nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

  • A. Kinh tế có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
  • B. Ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh.
  • C. Kinh tế phát triển chậm, lạc hậu và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
  • D. Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền.

Câu 11: Chiếm đa số trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là

  • A. nông dân.
  • B. công nhân.
  • C. tư sȧn.
  • D. tiểu tư sản.

Câu 12: Mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là

  • A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
  • B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  • C. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt.
  • D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 13: Phong trào Đông du được khởi xướng và tổ chức bởi

  • A. Phan Bội Châu.
  • B. Phan Bội Châu và Hội Duy tân.
  • C. Phan Châu Trinh.
  • D. Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 14: Để cứu nước, Phan Bội Châu chủ trương

  • A. nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài.
  • B. nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản.
  • C. kêu gọi Chính phủ Pháp trao trả độc lập.
  • D. dựa vào sức mạnh của quần chúng cách mạng.

Câu 15: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do ai tổ chức?

  • A. Phan Bội Châu.
  • B. Phan Châu Trinh.
  • C. Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ.
  • D. Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 16: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra do tác động của sự kiện nào?

  • A. Phong trào Đông Du.
  • B. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
  • C. Hoạt động của Quang phục hội.
  • D. Hoạt động của Hội Duy tân ở Bắc Kì.

Câu 17: Mục tiêu hướng tới trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là

  • A. Trung Quốc
  • B. Nhật Bản.
  • C. các nước phương Tây.
  • D. các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Câu 18: Ý nào không đúng về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1917)?

  • A. Trực tiếp lao động, làm nhiều nghề để kiếm sống. kết hợp tìm hiểu thực tế.
  • B. Tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
  • C. Tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
  • D. Tích cực tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 19: Ý nào không đúng về lý do khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

  • A.Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hoà bình.
  • B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
  • C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
  • D. Áp dụng nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Câu 20: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • B. Đầu thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

B. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP ĐỊA LÍ

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển?

  • A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt.
  • B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình.
  • C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú.
  • D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều.

Câu 2:Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên

  • A. thềm lục địa với độ sâu không lớn.
  • B. vùng biển đảo với sâu và xa với bờ.
  • C. các quần đảo lớn và vùng nội thủy.
  • D. vùng núi sâu nhưng khá gần với bờ.

Câu 3: Các cánh đồng muối lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  • A. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.

Câu 4: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây?

  • A. Xin-ga-po.
  • B. Phi-lip-pin.
  • C. Đông Ti-mo.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 5: Biển Đông có diện tích khoảng

  • A. 3,24 triệu km2.
  • B. 3,43 triệu km2.
  • C. 3,34 triệu km2.
  • D. 3,44 triệu km2.

Câu 6: Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?

  • A. Lãnh hải.
  • B. Tiếp giáp lãnh hải.
  • C. Nội thủy.
  • D. Thềm lục địa.

Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở

  • A. ranh giới ngoài của nội thủy.
  • B. ranh giới của thềm lục địa.
  • C. ranh giới ngoài của lãnh hải.
  • D. ranh giới đặc quyền kinh tế.

Câu 8: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

  • A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  • B. Hệ sinh thái tự nhiên.
  • C. Hệ sinh thái công nghiệp.
  • D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Câu 9: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?

  • A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  • B. Hệ sinh thái tre nứa.
  • C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
  • D. Hệ sinh thái ngập mặn.

Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

  • A. Vùng chuyên canh.
  • B. Đầm phá ven biển.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Rừng ngập mặn ven biển.

Câu 11: Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?

  • A. Đa dạng về thành phần loài.
  • B. Đa dạng về nguồn gen.
  • C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo.
  • D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

Câu 12: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

  • A. Đất feralit.
  • B. Đất mặn, phèn.
  • C. Đất phù sa.
  • D. Đất mùn núi cao.

Câu 13: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

  • A. Vùng đồng bằng.
  • B. Vùng trung du.
  • C. Vùng miền núi cao.
  • D. Vùng ven biển.

Câu 14: Trong lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để

  • A. rừng sản xuất.
  • B. rừng phòng hộ.
  • C. rừng đặc dụng.
  • D. vườn quốc gia.

Câu 15: Đất feralit hình thành trên loại đá nào sau đây ở nước ta giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp?

  • A. Badan.
  • B. Đá vôi.
  • C. Đá ong.
  • D. Granit.

Câu 16: Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?

  • A. Biến đổi về nhiệt độ.
  • B. Biến đổi về lượng mưa.
  • C. Lưu lượng nước sông bị biến động.
  • D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 17: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?

  • A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
  • C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
  • D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).

Câu 18: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
  • B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
  • C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

  • A. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
  • B. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
  • C. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.
  • D. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.

Câu 20: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
  • B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
  • C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
  • D. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.

1 1,384 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: