TOP 10 đề thi Học kì 2 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 837 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi KHTN 8 Học kì 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.

B. BaO.

C. SO3.

D. Ba(OH)2.

Câu 2: Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)2, BaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số lượng muối có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

A. Acid tác dụng với base.

B. Kim loại tác dụng với oxygen.

C. Acid tác dụng với oxide base.

D. Base tác dụng với oxide acid.

Câu 4: Đạm urea có thành phần chính là

A. (NH4)2CO3.

B. (NH2)2CO.

C. NH4Cl .

D. Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được.

Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn.

B. nhiều hơn- nhiều hơn.

C. ít hơn- nhiều hơn.

D. ít hơn- ít hơn.

Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 9: Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu?

A. Tuyến tụy và tuyến trên thận.

B. Tuyến yên và tuyến giáp.

C. Tuyến trên thận và tuyến sinh dục.

D. Tuyến tụy và tuyến giáp.

Câu 10: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.

D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Câu 11: Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 12: Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 13: Sông và suối được thuộc khu sinh học nào dưới đây?

A. Khu sinh học biển.

B. Khu sinh học trên cạn.

C. Khu sinh học nước ngọt.

D. Khu sinh học nước mặn.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Câu 15: Biến đổi khí hậu là

A. sự thay đổi giá trị lớn nhất của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

B. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

C. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

D. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

Câu 16: Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Oxide là gì? Dựa vào tính chất hoá học, oxide được phân thành những loại nào?

b. (0,5 điểm) Tại sao phải bón phân cho cây trồng đúng cách?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì? Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào?

b. (0,5 điểm) Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải để được câu có nội dung đúng.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

c. (1 điểm) Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 151 200 J cho 2 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Bài 3: (3 điểm)

a. (1 điểm) Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.

b. (1 điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau: Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

c. (1 điểm) Quan sát lưới thức ăn sau:

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Liệt kê 3 chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên. Điều gì sẽ xảy ra với hệ sinh thái trên nếu lúa và cỏ bị biến mất?

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

1. B

2. C

3. B

4. B

5. C

6. A

7. B

8. D

9. A

10. B

11. B

12. B

13. C

14. C

15. C

16. A

Phần II. Tự luận

Bài 1:

a. Oxide là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxygen.

Dựa theo tính chất oxide được phân loại thành:

+ Oxide acid;

+ Oxide base;

+ Oxide lưỡng tính;

+ Oxide trung tính.

b. Phân bón góp phần lớn vào việc tăng năng suất cây trồng, tuy nhiên nếu sử dụng phân bón không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người. Phân bón dư thừa sẽ bị rửa trôi khỏi đất, ngấm vào cách mạch nước ngầm và đi vào sông hồ gây ô nhiễm đất và nước hoặc phân huỷ ra các khí ammonia, nitrogen oxide gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc lạm dụng phân bón còn gây tồn dư hoá chất trong thực phẩm, rất có hại đối với sức khoẻ con người.

Bài 2:

a. Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện, cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện.

Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I.

b. 1 – b; 2 – a; 3 – d.

c. Ta có: c = 4200 J; m = 2kg; Q = 151 200 J

Từ công thức: Q = m.c.(t2 – t1) => t2 - t1 = Δt=Qm.c=1512002.4200=180C

Vậy nước sẽ nóng lên thêm 180 C khi được truyền 151 200 J cho 2 kg nước.

Bài 3:

a. Phân biệt thụ tinh và thụ thai:

Tiêu chí

Thụ tinh

Thụ thai

Khái niệm

Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Vị trí

diễn ra

Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng).

Trong tử cung.

Điều kiện

Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.

Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

b. Ở người, nhiệt độ cơ thể được duy trì ở khoảng 37 °C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Khi trời nóng, cơ thể tăng tỏa nhiệt, nhiệt được toả ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, làm cơ thể mất nhiều nước (chóng khát). Khi trời lạnh, cơ thể tăng sinh nhiệt, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để sinh nhiệt cần sử dụng nguyên liệu lấy từ thức ăn nên dẫn đến hiện tượng chóng đói.

c. - Ví dụ 3 chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên:

+ Lúa → Chim sẻ → Chim cắt

+ Lúa → Sâu hại lúa → Ong mắt đỏ → Cóc → Rắn hổ mang → Chim cắt

+ Cỏ → Châu chấu → Cóc → Rắn hổ mang → Chim cắt

- Lúa và cỏ là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái trên. Do đó, nếu lúa và cỏ biến mất sẽ làm ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong hệ sinh thái. Kết quả dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

................................

................................

................................

1 837 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: