TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 4170 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi KHTN 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dụng cụ như hình vẽ dưới đây có tên là gì?

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án (ảnh 1)

A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh

C. ống đong D. Bình tam giác

Câu 2: Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học?

(a) quẹt diêm vào bỏ bao thấy diêm cháy lửa

(b) thả vỏ trứng gà vào cốc nước giấm thấy có bọt khí sủi lên

(c) cho nước vào tủ lạnh để làm đá

(d) thổi hơi vào cốc nước vôi trong thấy có vẩn đục xuất hiện

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Phản ứng hóa học là

A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác

C. sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 4: Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

A. Phản ứng đốt cháy cồn

B. Phản ứng quang hợp

C. Phản ứng đốt cháy xăng

D. Phản ứng đốt cháy que diêm

Câu 5: Số nguyên tử hydrogen trong 0,05 mol khí hydrogen là

A. 3,01. 1022

B. 3,01. 1023

C. 6,02. 1022

D. 6,02. 1024

Câu 6: Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11)

A. 58,5g B. 68,4g D. 80g D. 74,25g

Câu 7: Khí nào sau đây nặng hơn không khí?

A. H2 B. O2 C. CH4 D. He

Câu 8: Chất nào sau đây là base không tan

A. NaOH B. Al(OH)3 C. Ba(OH)2 D. Ca(OH)2

Câu 9: Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ:

A. NaOH B. MgCl2 C. H2SO4 D. Ba(NO3)2

Câu 10: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi (rắn) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2.

Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn?

A. Đập nhỏ đá vôi.        B. Tăng nhiệt độ phản ứng.

C. Thêm CaCl2 vào dung dịch.    D. Dùng HCl nồng độ cao hơn.

Câu 11: Khối lượng của CuSO4 có trong 100ml dung dịch CuSO4 0,5 M là

A. 80 gam

B. 160 gam

C. 16 gam.

D. 8 gam.

Câu 12: Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. Thể tích khí H2 ở 25 °C, 1 bar là

A. 17,8488 L.    B. 8,9244 L.

C. 5,9496 L.     D. 8,0640 L.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Hoàn thành phương trình sau

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + ?

?CO + Fe2O3 2Fe + ?CO2

HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + ?

Al + CuO Al2O3 + Cu

Câu 2: Cho 5,6 gam bột sắt tác dụng với 300ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X và V lít khí H2.

a) Tính V lít H2 thu được ở điều kiện chuẩn.

b) Tính khối lượng muối thu được.

Câu 3: Nung nóng hỗn hợp gồm 7 g bột sắt và 5 g bột lưu huỳnh, thu được 11 g chất iron(II) sulfur màu xám. Biết rằng để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hoàn toàn, người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh dư.

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

1D

2C

3B

4B

5A

6D

7B

8B

9C

10C

11D

12B

II. Tự luận

Câu 1:

(1) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

(2) 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2

(3) 2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2

(4) 2Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu

Câu 2:

a) n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 mol; n HCl = 0,3. 1 = 0,3 mol

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

0,1 0,3

Vì n Fe < n HCl nên n H2 = n Fe = 0,1 mol

V H2 = 0,1.24,79 = 2,479l

b) m muối = 0,1 . 127 = 12,7g

Câu 3:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

m Fe + m S phản ứng = m FeS

m S phản ứng = 11 – 7 = 4g

m S dư = 5 – 4 = 1g

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Đề số 2)

Câu 1: Dụng cụ như hình vẽ dưới đây có tên là gì?

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án (ảnh 1)

A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh

C. ống hút nhỏ giọt D. Đèn cồn

Câu 2: Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học?

(a) thanh sắt bị nam châm hút

(b) đốt cháy cây nến thấy cây nén chảy lỏng và chay

(c) hiện tượng băng tan

(d) thức ăn bị ôi thiu

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Thay đổi màu sắc

B. Thay đổi trạng thái (có chất khí sinh ra, có xuất hiện kết tủa)

C. Tỏa nhiệt và phát sáng

D. Cả A, B, C

Câu 4: Qúa trình nào là quá trình thu nhiệt

A. Đốt than

B. Xăng cháy trong không khí

C. Đá viên tan chảy

D. Đốt cháy cồn

Câu 5: Cho 1,2044. 1022 phân tử Fe2O3 tương ứng với bao nhiêu mol phân tử:

A. 0,05 mol B. 0,02 mol C. 0,3 mol D. 0,5 mol

Câu 6: Thể tích ở 250c, 1 bar của 1,5 mol khí CH4

A. 22,6 lít B. 3,36 lít C. 37,185 lít D. 33,6 lít

Câu 7: Tính M của chất A biết tỉ khối của A so với khí CH4 là 2

A. 16 B. 8 C. 32 D. 64

Câu 8: Chất nào sau đây là muối

A. Ca(OH)2 B. H2SO4 C. NaNO3 D. K2O

Câu 9: Phản ứng nào sau đây đúng?

A. HCl+NaOHNaCl+H2O

B. Al+H2SO4AlSO4+H2O

C. Fe2O3+4HCl2FeCl2+4H2O

D. NaCl+KOHKCl+NaOH

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.

C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.

D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.

Câu 11: Khối lượng H2O2 có trong 30 g dung dịch nồng độ 3%

A. 10 g.

B. 3 g.

C. 0,9 g.

D. 0,1 g.

Câu 12: Cho miếng đồng (Cu) dư vào 200 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 6,4 g. Khối lượng Ag tạo ra là

A. 8,8g. B. 10,8g.

C. 15,2g. D. 21,6g.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Biết rằng calcium oxide (CaO, vôi sống) hoá hợp với nước tạo ra calcium hydroxide (Ca(OH)2, vôi tôi), tan được trong nước. Cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O. Cho 7 g CaO vào 1000g nước, thu được dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong).

a) Tính khối lượng của Ca(OH)2 tạo thành.

b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4 g NaOH và 2,8 g KOH vào 118,2 g nước, thu được 125 mL dung dịch.

a) Tính nồng độ phần trăm của NaOH; nồng độ phần trăm của KOH.

b) Tính nồng độ mol của NaOH; nồng độ mol của KOH.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

1D

2B

3D

4C

5B

6C

7C

8C

9A

10C

11C

12D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a) m Ca(OH)2 tạo thành = m CaO + m H2O = 56 + 18 = 74g

b) m dung dịch Ca(OH)2 = m CaO + m H2O = 1000 + 7 = 1007g

Câu 2:

a) Nồng độ phần trăm của NaOH:

C%NaOH = mctmdd . 100%= 4: (118,2+4+2,8) . 100% = 3,2 %

Nồng độ phần trăm của KOH:

C%KOH = mct : mdd . 100%= 2,8 : (118,2+4+2,8 ). 100% = 2,24 %

b) Số mol NaOH: nNaOH = 4 : 40 = 0,1 (mol).

Nồng độ mol của NaOH:

CM =n :V=0,1 : 0,125=0,8 (M)

Số mol KOH:

nKOH = 2,8: 56=0,05(mol)

Nồng độ mol của KOH:

CM =0,05 : 0,125 = 0,4(M).

Giải phương trình được x = 25.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dụng cụ như hình vẽ dưới đây có tên là gì?

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 KHTN 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án (ảnh 1)

A. ống nghiệm

B. cốc thủy tinh

C. ống hút nhỏ giọt

D. Bình tam giác

Câu 2: Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học?

(A) thái rau củ quả

(b) đun nóng đường đến khi tạo thành chất màu đen

(c) đun nước sôi thấy nước bốc hơi

(d) hòa tan viên C sủi vào nước

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?

A. Khối lượng các nguyên tố

B. Số lượng các nguyên tử

C. Liên kết giữa các nguyên tử

D. Thành phần các nguyên tố

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt

A. Nung đá vôi

B. Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn

C. Phản ứng phân hủy đường

D. Phản ứng quang hợp

Câu 5: Số mol nguyên tử của 7,22. 1023 nguyên tử Mg

A. 0,12 mol B. 1,2 mol C. 0,5 mol D. 1 mol

Câu 6: Tính số mol của CO2 biết khối lượng của khí là 22g

A. 0,5 mol B. 0,05 mol C. 1 mol D. 0,25 mol

Câu 7: Tính M của chất A biết tỉ khối của SO2 so với A là 4

A. 8 B. 16 C. 32 D. 64

Câu 8: Công thức của phân đạm là:

A. Ca3(PO4)2 B. KCl C. NH4NO3 D. Na2SO4

Câu 9: Muối nào sau đây là không tan

A. BaCl2 B. BaSO4 C. Ba(NO3)2 D. Ba(OH)2

Câu 10: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi không khí khô.

D. Thổi hơi nước.

Câu 11: Khối lượng NaOH có trong 300 m L dung dịch nồng độ 0,15 M là

A. 1,8 g.

B. 0,045 g.

C. 4,5g.

D. 0,125g.

Câu 12: Cho m g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl2 và 1,9832 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là

  1. 8.   B. 10.   C. 12.   D. 16.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 4 g NaOH và 2,8 g KOH vào 118,2 g nước, thu được 125 mL dung dịch.

a) Tính nồng độ phần trăm của NaOH; nồng độ phần trăm của KOH.

b) Tính nồng độ mol của NaOH; nồng độ mol của KOH.

Câu 2:

a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl2 và khí H2.

b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H2 bay lên.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 4170 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: