TOP 10 đề thi Học kì 2 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 2 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Học kì 2 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Giáo dục pháp luật |
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại |
6 câu |
|
2 câu |
1 câu (2đ) |
2 câu |
1 câu (2đ) |
2 câu |
|
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
6 câu |
|
2 câu |
2 câu |
2 câu |
|
||||
Tổng câu |
12 |
0 |
4 |
1 |
4 |
1 |
2 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?
A. Rò rỉ khí ga.
B. Cưa bom, mìn.
C. Cháy, chập điện.
D. Thực phẩm ôi thiu.
Câu 2. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố giác người có hành vi: tàng trữ, mua bán trái phép chất gây cháy, nổ.
B. Hỗ trợ, giúp đỡ những người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
C. Lợi dụng hoạt động phòng cháy, chữa cháy để xâm hại sức khỏe con người.
D. Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt đúng tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?
A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.
Câu 4. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố cáo những người có hành vi sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Cung cấp không đầy đủ, che dấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
C. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đúng hàm lượng cho phép.
D. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
Câu 5. Trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ, công dân được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
B. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
C. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
D. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
Câu 6. Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
Câu 7. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến loại tai nạn nào?
Thông tin. Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua. Trong quá trình sản xuất, bà C đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn.
A. Tai nạn cháy, nổ.
B. Tai nạn do chất độc hại gây ra.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 8. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.
B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.
C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
B. Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.
C. Chỉ gây những tổn thương về tâm lí cho các nạn nhân.
D. Tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của con người.
Câu 10. Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ?
A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép.
B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế tạo pháo nổ.
C. Lên án, phê phán những hành động vì lợi nhuận mà sử dụng, tàng trữ vũ khí, chất nổ.
D. Vận động mọi người chấp hành quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ.
Câu 11. Trong quá trình đào mương thoát nước cho mảnh vườn của gia đình, anh K đã phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom. Nếu là anh K, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.
B. Huy động nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Cất giấu vật thể lạ, đợi một thời gian sau sẽ đem đi bán lấy tiền.
Câu 12. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
Trong tình huống trên, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 13. “Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lao động.
B. Sáng tạo.
C. Siêng năng.
D. Kiên trì.
Câu 14. Người lao động không có quyền nào dưới đây?
A. Được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
B. Được nghỉ theo chế độ.
C. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước.
Câu 15. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Công dân có quyền
A. cưỡng bức và sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động.
B. làm việc, lựa chọn nghề nghiệm, việc làm và nơi làm việc.
C. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lí do.
D. phân biệt đối xử và sử dụng lao động chưa thành niên.
Câu 16. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền nào sau đây?
A. Thực hiện hợp đồng lao động.
B. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
D. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
Câu 17. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn.
D. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
Câu 18. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động là quyền và nghĩa vụ của
A. mọi công dân.
B. công dân trên 18 tuổi.
C. công dân trên 20 tuổi.
D. công dân từ 18 đến 60 tuổi.
Câu 19. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của Bộ luật lao động năm 2019?
Tình huống. Chị H kí hợp đồng với công ty B (do bà X làm Giám đốc) với vị trí: công nhân khai thác đá. Khi đến công trường khai thác đá, nhận thấy công việc không đúng như khi giao kết hợp đồng, địa điểm và điều kiện làm việc không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, nên chị H đã từ chối làm việc. Tuy nhiên, bà X không đồng ý, bà đã nhục mạ chị H và đe dọa sẽ kiện chị H vì chị đã vi phạm hợp đồng lao động; không những vậy, bà X còn chỉ đạo một số bảo vệ công trường thực hiện hành vi giam giữ, bắt ép chị H phải làm việc.
A. Chị H.
B. Bà X.
C. Chị H và bà X.
D. Không có nhân vật nào vi phạm.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 21. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.
B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.
C. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.
D. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Câu 22. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.
Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.
Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Tự do buôn bán, sử dụng chất độc hại thì con người sẽ bị đe dọa về sức khoẻ, tính mạng.
b) Có thể tự do sử dụng hoá chất để bảo quản trái cây.
Câu 2 (2,0 điểm): Chị P (18 tuổi) xin vào làm thêm tại xưởng bánh kẹo của ông D với công việc chính là phân loại, đóng gói các loại bánh kẹo. Ông D trao đổi: chị sẽ đến xưởng làm việc 2,5 giờ/ngày, mỗi giờ ông sẽ trả cho chị 30.000 đồng, thời gian làm việc là 6 tháng và có thể gia hạn thêm nếu chị làm việc tốt. sơn Chị P thấy thoả thuận bằng miệng không đảm bảo nên muốn lập một tiền bản hợp đồng lao động để giao kết rõ ràng với ông D.
Câu hỏi: Nếu là bạn là bạn của chị P, em sẽ khuyên chị nên lập hợp đồng lao động với nội dung như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-C |
3-A |
4-B |
5-A |
6-C |
7-B |
8-D |
9-C |
10-B |
11-C |
12-A |
13-A |
14-D |
15-B |
16-D |
17-D |
18-A |
19-B |
20-A |
21-D |
22-B |
23-C |
24-C |
|
|
|
|
|
|
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Ý kiến a) Tán thành, vì: nếu không kiểm soát việc buôn bán, sử dụng chất độc hại sẽ dẫn đến các cá nhân có thể mua được các hoá chất nguy hiểm để sử dụng sai mục đích, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khoẻ người dân.
- Ý kiến b) Không tán thành, vì: nếu ăn các loại trái cây này, người tiêu dùng sau một thời gian có thể bị mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả bệnh ung thư.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Em khuyên chị P lập hợp đồng lao động có ghi rõ thông tin cá nhân của hai bên giao kết, thời hạn hợp đồng, địa điểm, thời gian làm việc, công cặn việc cụ thể, mức lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương, quyền và nghĩa vụ cụ thể của ông D và chị P,...
..............................................
..............................................
..............................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 8 (cả năm) (Global success) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 8 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 8 (cả năm) (Friends plus) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án