TOP 10 đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,559 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: GDCD lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lẽ phải.

B. Luân lí.

C. Lí tưởng.

D. Đạo đức.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 3. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

D. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.

B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.

D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.

Câu 5. Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã phản ánh về vấn đề gì?

A. Thay đổi để thích nghi.

B. Bảo vệ lẽ phải.

C. Dũng cảm, kiên cường.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 6. Việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Suy giảm niềm tin của con người vào cộng đồng.

D. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Câu 7. Em đồng tình với việc làm của nhân vật nào dưới đây?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.

B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.

D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.

Câu 8. Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ.

B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.

C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.

D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

Câu 9. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.

B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.

C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

Câu 10. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên du lịch.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường sinh thái.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 11. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho

A. môi trường trong lành, sạch đẹp.

B. môi trường sinh thái được cân bằng.

C. hệ sinh thái phong phú, đa dạng.

D. nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.

Câu 12. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

B. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

D. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

Câu 13. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Nhà nước.

B. Cá nhân công dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cơ sở giáo dục.

Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?

Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.

A. Bạn H.

B. Bạn T.

C. Cả hai bạn H và T.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 16. Để góp phần bảo vệ môi trường, em có thể thực hiện hành động nào sau đây?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

D. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

Câu 17. “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Bạo lực học đường.

Câu 18. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.

B. Bạo lực về thể chất.

C. Bạo lực về tình dục.

D. Bạo lực về tinh thần.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.

B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.

C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.

D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Câu 21. Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Theo em, trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

A. Tài chính và tình dục.

B. Thể chất và kinh tế.

C. Tinh thần và thể chất.

D. Tình dục và tinh thần.

Câu 22. Chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xử lí hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Thông báo sự việc với người thân.

B. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.

C. Giấu giếm, bao che cho đối phương.

D. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

Câu 23. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A).

Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.

C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

Câu 24. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.

C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.

D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình về các quan điểm dưới đây? Tại sao?

Quan điểm a) Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh.

Quan điểm b) Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: P sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi. Em đã được chứng kiến những cơn lũ hung dữ thường xuất hiện vào tháng 9, tháng 10 hằng năm, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. P thấy nhiều người nói đó là do con người phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây nên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lũ lụt xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của con người.

Câu hỏi: Mối liên hệ giữa nạn phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi với hiện tượng lũ lụt ở nước ta là gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-B

6-C

7-B

8-D

9-B

10-D

11-D

12-B

13-A

14-D

15-A

16-C

17-B

18-D

19-D

20-B

21-C

22-C

23-A

24-A

...................................

...................................

...................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 1,559 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: