TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,337 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh.

Thông hiểu:

- Hiểu được cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh.

Vận dụng:

- Biết trân quý, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài kể lại một hoạt động xã hội

- Xác định được bố cục bài văn.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được lí do mục đích của chuyến tham quan.

- Kể diễn biến chuyến tham quan.

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để (sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết).

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để kể lại cụ thể chuyến đi.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ...

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Hạ Tri Chương

Phiên âm:

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,

Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.

Trẻ con gặp mặt, không quen biết,

Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Song thất lục bát

Câu 2. Dòng nào nêu lên tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê

B. Buồn thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi

C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư?

A. Biểu cảm qua tự sự và miêu tả

B. Phép tương phản

C. Phép đối

D. Ẩn dụ

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ?

A. Hai câu đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lẫn nỗi buồn ngậm ngùi

B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.

C. Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.

D. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối thành công, góp phần thể hiện sâu sắc những tâm tư, tình cảm của tác giả.

Câu 5 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu.

Câu 6 (0,5 điểm) Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng gì qua câu thơ “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai”?

Câu 7 (1,0 điểm) Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy kể tên một số bài thơ đường luật viết về quê hương mà mình biết.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

0,5 điểm

Câu 3

D. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 4

B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.

0,5 điểm

Câu 5

- Phép đối: thiếu tiểu – lão đại, li gia – đại hồi; hương âm vô cải – mấn mao tồi.

- Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu quê hương nên tác giả trở về quê hương.

1,0 điểm

Câu 6

Câu thơ “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai” thể hiện niềm chua xót, u buồn của tác giả khi trở về quê: Đây chính là quê hương ông nhưng ông bị coi là khách lạ. Khách lạ ngay chính quê hương mình. Đây là quy luật tự nhiên, giờ bạn ông chắc đã còn. Song, tự đáy lòng ông rất tủi buồn vì tình yêu quê hương dồn nén hơn 50 năm giờ được đáp đền là thế. Nên nhi đồng hớn hở bao nhiêu thì nhà thơ sầu muộn bấy nhiêu.

0,5 điểm

Câu 7

- Hai câu đầu giọng điệu chân thực, sâu sắc, hai câu cuối hình ảnh âm thanh tươi vui.

- Ý nghĩa: Câu thơ sử dụng những hình ảnh, âm thanh vui tươi để thể hiện nỗi ngậm ngùi, buồn tủi, xót xa của tác giả.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu tên tác giả, tác phẩm: Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan,…

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em nhớ nhất

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến hoạt động xã hội.

2. Thân bài

- Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội đó.

- Miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

- Kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ...

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ANH HAI

- Ăn thêm cái nữa đi con!

- Ngán quá, con không ăn đâu!

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
(Theo Lý Thanh Thảo)

Câu 1. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Ngôi kể của câu chuyện trên là gì?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3. Dòng nào chỉ ra một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong văn bản?

A. Chỏng chơ, lấm láp

B. Nguầy nguậy, lấm láp

C. Hôi hám, chỏng chơ

D. Thút thít, chỏng chơ

Câu 4. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu “Vứt nó đi!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn – trần thuật

B. Câu ghép – trần thuật

C. Câu đơn – cầu khiến

D. Câu đơn – biểu cảm

Câu 5 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 6 (1,0 điểm) Sự việc nào làm nổi bật ý nghĩa nhan đề? Đó là ý nghĩa gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Câu nói của người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” chứng tỏ điều gì? Tìm câu tục ngữ, ca dao có cùng ý nghĩa.

Câu 8 (0,5 điểm) Qua văn bản, em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích văn bản Bố của Xi-mông của Guy-đơ Mô-pát-xăng.

........................................

........................................

........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 3,337 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: