TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2023 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2023 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2376 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ....

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - (Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

(Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1 (0,5 điểm). Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

B. Nghị luận, miêu tả, tự sự

C. Thuyết minh, biểu cảm, tự sự

D. Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của đoạn trích trên.

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 3 (0,5 điểm). Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy ghi lại câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”.

Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”?

Câu 5 (2,0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về cuộc sống và con người qua các hình ảnh được nói đến trong câu: "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giả bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông”.

Câu 6 (0,5 điểm) Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

Câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”: “Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất.”

0,5 điểm

Câu 4

– Biện pháp tu từ: ẩn dụ con đường cùng chỉ cái chết hay sự thất bại.

– Tác dụng: tăng tính hàm súc, cô đọng trong diễn đạt, làm cho câu văn mang giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

1,0 điểm

Câu 5

- Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)
- Ví dụ: Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên.

2,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Thân bài

- Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

3. Kết bài

Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ....

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - (Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Thơ sáu chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

0,5 điểm

Câu 3

A. Đúng

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 5

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

0,5 điểm

Câu 6

A. sông không giờ quên cội nguồn

0,5 điểm

Câu 7

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 8

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 9

Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 10

- Đảm bảo đúng hình thức

- Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh

- Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước:

+ Tình thân gia đình

+ Tình làng xóm

+ Sự gắn bó với làng quê

+ Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống

+ …

- Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người.

+ Giúp cho mỗi người sống tốt hơn

+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

- Trình bày được bài học cá nhân.

=> Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,…

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu được nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ.

2. Thân đoạn:

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

................................

................................

................................

Để xem trọn bộ và mua tài liệu vui lòng click Link tài liệu

1 2376 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: