TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,248 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Phân tích một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.

- Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Thông hiểu:

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, các nét đặc sắc nghệ thuật của truyện;

- Hiểu được tính cách/ phẩm chất nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại,…

- Hiểu được thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống con người, tác giả trong văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc văn bản.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Phân tích một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần; đúng dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện.

Thông hiểu:

- Bài viết nêu được chủ đề và biết phân tích các biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, dẫn chứng từ tác phẩm để làm rõ luận điểm.

Vận dụng:

- Bài viết nêu được chủ đề và phân tích được từng biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm; xây dựng được lí lẽ, dẫn chứng có hệ thống, phù hợp; bước đầu thể hiện kĩ năng lập luận mạch lạc, rõ ràng.

Vận dụng cao:

- Bài viết nêu rõ chủ đề và phân tích tốt từng biểu hiện để làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm; sử dụng hệ thống ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng đa dạng, phong phú; có kĩ năng lập luận tốt, thuyết phục.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ...

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ANH HAI

- Ăn thêm cái nữa đi con!

- Ngán quá, con không ăn đâu!

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Theo Lý Thanh Thảo)

Câu 1. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Ngôi kể của câu chuyện trên là gì?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3. Dòng nào chỉ ra một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong văn bản?

A. Chỏng chơ, lấm láp

B. Nguầy nguậy, lấm láp

C. Hôi hám, chỏng chơ

D. Thút thít, chỏng chơ

Câu 4. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu “Vứt nó đi!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn – trần thuật

B. Câu ghép – trần thuật

C. Câu đơn – cầu khiến

D. Câu đơn – biểu cảm

Câu 5 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 6 (1,0 điểm) Sự việc nào làm nổi bật ý nghĩa nhan đề? Đó là ý nghĩa gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Câu nói của người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” chứng tỏ điều gì? Tìm câu tục ngữ, ca dao có cùng ý nghĩa.

Câu 8 (0,5 điểm) Qua văn bản, em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích văn bản Lão Hạc của Nam Cao

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

D. Thút thít, chỏng chơ

0,5 điểm

Câu 4

C. Câu đơn – cầu khiến

0,5 điểm

Câu 5

Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ.

0,5 điểm

Câu 6

- Sự việc: Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thô.

- Ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, sẻ chia, gắn bó khăng khít.

1,0 điểm

Câu 7

- Chứng tỏ sự hồn nhiên, trong sáng của 2 anh em.

- Anh luôn yêu thương, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em.

- Tình cảm anh em là vô cùng thiêng liêng cao đẹp. Dù cuộc sống có nghèo đói, khốn khổ nhưng anh vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn em.

- Câu tục ngữ:

Anh em như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

1,0 điểm

Câu 8

Tác giả muốn cho mọi người thấy tình cảm anh em sâu sắc trong hoàn cảnh khó khăn và đồng thời phê phán những người không biết trân trọng tình cảm đó

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích tác phẩm Lão Hạc – Nam Cao

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc

2. Thân Bài

* Cuộc sống nghèo khổ, xót thương của Lão Hạc:

- Tài sản: ba sào ruộng, một con chó, một túp lều nhỏ

- Cảnh ngộ: cô độc, vợ mất sớm, ở với cậu con trai , con trai bỏ nhà đi, sống một mình thui thủi với con chó.

- Tai họa ập đến:

+ Trận đau kéo dài => sức khỏe yếu => thất nghiệp

+ Bão phá hoại mảnh vườn tan hoang => không biết bám víu vào đâu.

+ Bán cậu Vàng vì không có cái cho nó ăn-> cô đơn

+ Ăn củ ráy, củ chuối qua ngày-> tự tử bằng bã chó.

* Tính cách Lão Hạc:

- Là người cha tốt và có trách nhiệm:

+ Giữ lại ba sào vườn cho con

+ Thương con, lo cho con

+ Dù nghèo đói nhưng không bao giờ đụng đến phần tiền để dành cho con.

- Là người hàng xóm tình nghĩa và giàu tự trọng:

- Luôn từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo

- Là người chủ tốt bụng, nhân hậu:

+ Đối với cậu Vàng yêu thương hết mực, xem như là bạn

+ Khi bán đi: dằn vặt, đau khổ

=> Lão Hạc là người nghèo khổ nhưng chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.

3. Kết Bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua truyện ngắn này.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ...

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

LỤM CÒI

Nguyễn Ngọc Tư

Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời. Tôi đang giận ba tôi ghê lắm. Tôi không suy nghĩ nhiều lắm về chuyện này. Cứ tưởng vẻ mặt hốt hoảng của mẹ lúc mở cửa ra thấy cái thư để lại (cái thư sai chính tả hãi hùng luôn), vẻ mặt hối hận tràn đầy của ba là tôi thấy hả hê, sướng người. Người lớn không thể đối xử với tôi như vậy được. Tôi mới mượn tạm tiền trong túi mẹ để đi chơi điện tử thôi mà bị đánh đòn tới hai roi. Đau thấu trời. Lỗi là mượn mà không hỏi mẹ, ba tôi dằn dằn vậy. Nhưng mượn trước, nói sau cũng đâu có sao, ai thèm gian lận gì đâu. Bị đòn là lần này đúng là ức quá, ức quá đi thôi.

Chạng vạng, tôi xếp đồ bỏ vô túi quẩy đi. Mới đầu tôi tính đi xa thiệt là xa kìa, nhưng nghĩ lại tôi đi xa thì ba mẹ tôi làm sao kiếm gặp. Ba mẹ tôi dứt khoát phải suy nghĩ về thái độ quá khắt khe của mình khi thấy thằng con quý tử đang lăn lóc vỉa hè. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây. Ngồi trông xe cộ chạy lại hỏng biết làm gì, tôi moi ra từ mấy cái túi hai chục ngàn, tôi ngồi ăn hàng cho bằng hết. Mới một chút mà trời đã tối mịt, tôi sốt ruột lết ra băng đá gần gốc me (chỗ này trên đường rất dễ thấy), nằm ườn ra đó, rồi suy nghĩ, không biết ba mẹ làm gì mà chừng nấy cũng chưa chạy qua đây nữa. Nằm hoài, chờ hoài, tôi trở bộ hết nằm rồi ngồi, hết ngồi trở lại nằm chò co.

Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.

Đó là lúc tôi mỏi mòn ngủ thiếp đi một giấc. Tôi nằm mơ thấy đang ngủ trên giường nệm, mền dày, gối êm ơi là êm. Đang chiêm bao ngon lành, tự nhiên nghe có ai đá vào mông, tôi nhổm dậy, ngơ ngác dụi con mắt. Một thằng con trai đứng trước mặt, tay chống nạnh:

- Ê nhỏ, ai biểu mầy giành chỗ của tao.

Tôi cự:

- Giành hồi nào, ghế của nhà nước.

- Hổng dám đâu. - nó trề môi - tao nói chỗ của tao là của tao. Mày cự một hồi tao quýnh phù mỏ.

Tôi khép lại một đầu ghế đá nhìn nó dò xét. Dùng hết khả năng tả văn của mình ra để.. coi tướng. Thằng đó lùn tịt nhưng cái mặt già chát, hai con mắt thồ lộ như hai con ốc bươu vàng, sống mũi xẹp lép gãy từng khúc, cái trán thì vồ, gắn trên bộ mình ốm tong ốm teo là cái đầu chờ vờ như cá lóc gặp nước mặn. Tự nhiên tôi thấy sợ, giọng tôi xịu xuống.

- Nhưng.. tao.. tao không ngồi đây thì không biết đi đâu

- Vậy.. - nó có vẻ suy nghĩ. - xích qua một bên cho anh Lụm mầy ngồi với.

Trời đất, tôi đã de ra sát mép ghế rồi mà nó còn biểu xích vô nữa, thiệt là quá đáng:

- Nhỏ xíu bày đặt làm anh – tôi cố gỡ thể diện.

- Chừng nào - nó sừng sộ - chừng nào mới nhỏ, mầy bao nhiêu tuổi?

- Mười bốn - tôi cố kê thêm một tuổi cho chắc ăn khỏi kêu nó bằng anh.

- Tao mười lăm.

- Sạo! Mười lăm tuổi gì mà có chút tẳn?

- Thiệt. Tại tao nuôi hoài mà hỏng lớn. Bị cai. Ai cũng kêu tao là Lụm "Còi" /

Và như thể chứng minh, thằng Lụm còi đứng dậy, nó xoay một vòng, đôi chân nhỏ xíu quay quay trong cái quần bò rộng thùng thình, như thể chỉ cần nó buông tay ra là cái quần tuột dốc xuống đầu gối. Thằng Lụm thấy tôi nhìn quá trời, nó đâm mắc cỡ.

- Tao mua đồ sida đó. Quần áo ở đó cỡ lớn không hà!

Nói rồi, nó xốc cái quần bò lên, hai cái lai đằng gót đã bị nó đạp rách tưa tái như cá chốt rỉa. Tôi bật cười. Hỏng hiểu sao cái cười đó làm tan biến đi sự lạ lẫm giữa hai đứa tôi. Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắn, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm "còi" nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.
- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao? - tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao têm Lụm đó.

- Sạo hoài.

Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:

- Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn? - Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói quá tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bán mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?

Thằng Lụm hỏi tôi bằng giọng tự hào. Tôi tròn con mắt nhìn nó. Tôi cứ tưởng nó nói chơi. Người ta có thể lớn lên nhờ bánh mì à? Còn tôi, mẹ tôi nói từ hai, một tuổi cho tớ bốn tuổi, tôi uống hết ba trăm mười lăm hộp sữa bột, vậy mà còn bịnh lên bệnh xuống èo ọt thảm thương. Ba tôi nói thêm, nuôi tôi cực ghê lắm. Giờ này hai người ở đâu mà sao không lại rước tôi ta? Gió đang lạnh thấy mồ đi.

- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi.

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.

- Ý, bị đòn hả? - Tự nhiên nó hào hứng. Bị đánh bằng gì?

- Bằng roi, cây roi dài thiệt dài (nhưng cây roi ba đánh tôi là cây thước thợ may của mẹ, cụt ngủn hà). Bự tổ cha vậy nè.

Tôi đưa bắp tay ốm ròm ra.

- Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen?

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị. - Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời! - Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã.
Tự nhiên tôi thấy thương thằng Lụm quá. Nó kể với tôi, nó đã chờ má nó từ hồi bảy tuổi tới giờ. Ban ngày nó đi bán bánh mì, ban đêm nó mới ra đây. Nó nói chừng nào nó giàu nó thôi bán bánh mì vì biết đâu má nó vẫn thường qua đây ban ngày mà không thấy nó. Nó chợt hỏi:

- Mầy sướng thấy mồ mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi.

Thằng Lụm nói với giọng kẻ cả. Tôi giật mình, bây giờ có ông tiên nào hiện ra để đổi vị trí hai đứa, chắc tôi buồn lắm. Ừ, có lẽ, ở nhà, bị rầy bị đánh vẫn hơn đi bán bánh mì, ngủ bờ ngủ bụi như vầy. Ở nhà, giờ này, mẹ khuấy cho tôi một ly sữa uống trước khi đi ngủ (mèn ơi, cũng gần 14 tuổi rồi mà.. như con nít), mẹ hỏi tôi đánh răng chưa, tôi nói rồi, mẹ không tin biểu tôi nhe răng ra, thừa lúc hai má tôi phồng phồng, mẹ sẽ hôn tôi. Giờ nầy, nếu tôi đang mải đọc truyện tranh, ba sẽ biểu tôi cất sách, đi ngủ, ba sẽ ém mùng, tắt đèn giùm tôi khi bước ra căn phòng dán đầy hình ảnh Đôremon và Siêu Nhân.

Thằng Lụm "còi" làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi vớ đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

Thằng Lụm gật đầu, nó ngẩng lên nhìn ba mẹ tôi rồi quay lại:

- Ba ma mầy hiền lắm phải không?

- Ừ, sao anh biết?

Nó ra vẻ ta đây:

- Nhìn tướng là biết – rồi nó mơ màng – ba má tao cũng hiền, tao tin vậy.
Mẹ lại gần nắm tay tôi, mẹ nói "Về đi con, khuya rồi, mai còn đi học", quay qua thằng Lụm, mẹ hỏi "còn cháu? Cháu không về nhà à?" Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trống không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mầy!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời "bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à.." không biết thằng Lụm "còi" có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước. Tôi ngồi giữa ba và mẹ, nghe ấm hẳn lên. Tôi lên tiếng:

- Bữa nào ba mẹ cho con lại thăm anh "Lụm Còi" ba mẹ ha!

Câu 1. Phương thức biểu đạt của truyện ngắn trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Truyện ngắn Lụm còi được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất

D. Có sự kết hợp ngôi kể

Câu 3. Điểm nhìn trong truyện Lụm còi được xác định như thế nào?

A. Nhân vật Lụm

B. Nhân vật tôi

C. Người kể chuyện không tham gia trực tiếp vào câu chuyện

D. Có sự thay đổi điểm nhìn

Câu 4. Đề tài của truyện ngắn trên là gì?

A. Tình cảm bạn bè

B. Tình yêu đôi lứa

C. Tình cảm gia đình

D. Tình cảm thầy trò

Câu 5. Nhân vật Lụm có hoàn cảnh như thế nào?

A. Lúc nhỏ bị bỏ rơi, được bà lão bán bánh mì nhặt về nuôi; lớn lên đi bán bánh mì, mỗi đêm đều ra ngã tư tìm mẹ nhưng nhiều năm không tìm thấy

B. Cha mẹ mất sớm, được bà lão bán bánh mì nhặt về nuôi; lớn lên đi bán bánh mì, mỗi đêm đều ra ngã tư tìm mẹ nhưng nhiều năm không tìm thấy

C. Bố mẹ Lụm nhờ bà bán bánh mì nuôi Lụm, ớn lên đi bán bánh mì, mỗi đêm đều ra ngã tư đợi mẹ mẹ

D. Lúc nhỏ bị bỏ rơi, được bà lão bán bánh mì nhặt về nuôi; lớn lên bố mẹ quay về đón nhưng Lụm không nhận mẹ

Câu 6. Nhân vật tôi đã nhận thức được điều gì sau khi gặp gỡ Lụm?

A. Thấy đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh với nhân vật Lụm

B. Thấy được nhiều điều sai lầm: mình bỏ nhà đi là sai, là quyết định nông nổi, bồng bột; nhận thức được ba mẹ chỉ có một, nhận thức được tình cảm gia đình là điều thiêng liêng, quý giá..

C. Thấy việc mình bỏ nhà đi là đúng, không có gì là hối hận

D. Đáp án khác

Câu 7. Tình cảm của Lụm dành cho mẹ có gì đặc biệt?

A. Lụm nhớ mẹ nhưng không muốn nhận mẹ

B. Lụm giận vì mẹ đã bỏ rơi mình

C. Lụm chờ mong được gặp lại mẹ

D. Lụm ghét mẹ, không muốn gặp lại mẹ nữa

Câu 8. Đâu không phải là triết lí nhân sinh nào được gợi ra từ câu chuyện trên?

A. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, quý giá.

B. Hạnh phúc của con người là được sống trong một gia đình trọn vẹn, có mẹ cha…

C. Cha mẹ là người yêu thương chúng ta vô điều kiện; công lao nuôi dưỡng của cha mẹ là vô bờ bến.

D. Phải biết yêu thương những người nhỏ bé, bất hạnh

Câu 9 (1,0 điểm) Theo em, có nên bỏ chi tiết kể về giọt nước mắt của Lụm ở cuối truyện không? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm) Bài học ý nghĩa nhất với em sau khi đọc truyện ngắn trên là gì?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Lụm còi trong câu chuyện cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ nhất

0,5 điểm

Câu 3

B. Nhân vật tôi

0,5 điểm

Câu 4

C. Tình cảm gia đình

0,5 điểm

Câu 5

A. Lúc nhỏ bị bỏ rơi, được bà lão bán bánh mì nhặt về nuôi; lớn lên đi bán bánh mì, mỗi đêm đều ra ngã tư tìm mẹ nhưng nhiều năm không tìm thấy

0,5 điểm

Câu 6

B. Thấy được nhiều điều sai lầm: mình bỏ nhà đi là sai, là quyết định nông nổi, bồng bột; nhận thức được ba mẹ chỉ có một, nhận thức được tình cảm gia đình là điều thiêng liêng, quý giá..

0,5 điểm

Câu 7

C. Lụm chờ mong được gặp lại mẹ

0,5 điểm

Câu 8

D. Phải biết yêu thương những người nhỏ bé, bất hạnh

0,5 điểm

Câu 9

- HS đưa ra ý kiến và giải thích sau cho hợp lí

- Gợi ý: Theo em, không nên bỏ chi tiết kể về giọt nước mắt của Lụm ở cuối truyện. Vì: Chi tiết đó nói lên sự thay đổi của nhân vật "tôi" : Nhân vật tôi đã hiểu chuyện và thực sự trưởng thành khi biết chia sẻ, đồng cảm với những đau khổ, với những khao khát của Lụm.

1,0 điểm

Câu 10

- HS rút ra bài học và giải thích

- Gợi ý: Cần phải biết quý trọng tình cảm gia đình, yêu thương, cảm thông cho cha mẹ. Vì: Cha mẹ là người yêu thương chúng ta vô điều kiện; công lao nuôi dưỡng của cha mẹ là vô bờ bến. Không có được gia đình trọn vẹn sẽ là điều bất hạnh, thiệt thòi…

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Lụm Còi

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Lụm còi.

2. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật Lụm:

+ Mẹ bỏ rơi từ lúc còn bé xíu, được bà lão bán bành mì nhặt về nuôi.
+ Lớn lên. Lụm đi bán bánh mì, mỗi đêm lại ra ngã tư tìm mẹ, nhưng nhiều năm vẫn chưa tìm thấy.

🡪 Nhận xét: Hoàn cảnh đáng thương, phải vất vả mưu sinh, thiếu thốn tình cảm gia đình.

- Tính cách của Lụm: Chăm chỉ, hiền lành

- Tình cảm dành cho mẹ và khát khao được gặp mẹ: Đêm đêm, Lụm ra ngã tư - nơi bị mẹ bỏ rơi ngày nhỏ mong gặp mẹ với niềm tin mãnh liệt: "Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao." Lụm mong tìm lại má dù có bị đánh mắng cũng hạnh phúc: "Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu"

- Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất miền Nam; không trau chuốt, bóng bảy mà giản dị, đời thường. Chị dường như mang ngôn ngữ trong đời sống vào tác phẩm. Đó còn là thứ ngôn ngữ rất giàu cảm xúc.

3. Kết bài

- Cảm nghĩ của người viết về truyện ngắn.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

.........................................

.........................................

.........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 3,248 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: