Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 (Cánh diều 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa kì 1.

1 51 lượt xem


Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 (Cánh diều 2024)

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yêu tố hình thức của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,...

- Nhận biết và phân tích được đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;...) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản; liên hệ được thông tin trong văn bản với nhữnh vấn đề của xã hội đương đại.

a. Truyện ngắn

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật.

2. Kết cấu

Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá.

3. Yếu tố quan trọng nhất

Những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý.

4. Cốt truyện

Đa dạng

b. Thơ sáu chữ, bảy chữ

Nội dung

Kiến thức

1. Số chữ, dòng thơ

+ Thơ sáu chữ: mỗi dòng có sáu chữ.

+ Thơ bảy chữ: mỗi dòng có bảy chữ.

2. Ngắt nhịp

+ Thơ sáu chữ: 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2,

+ Thơ bảy chữ: 4/3.

3. Cách gieo vần

vần chân, vần liền, vần cách, vần lưng…

c. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng trong tự nhiên

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi như sau: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?...

- Nội dung giải thích các câu hỏi phải xuất phát từ những kiến thức có cơ sở khoa học.

2. Mục đích

Cung cấp thông tin về hiện tượng tự nhiên.

d. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Tôi đi học

Thanh Tịnh

Truyện ngắn

Truyện Tôi đi học kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam

Truyện ngắn

Truyện ngắn thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Người mẹ vườn cau

Nguyễn Ngọc Tư

Truyện ngắn

Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.

- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.

2

Nắng mới

Lưu Trọng Lư

Thơ bảy chữ

Kí ức về người mẹ gắn liền với sự biết ơn cùng tình yêu tha thiết.

- Sử dụng thể thơ thất ngôn, cùng các biện pháp tu từ linh hoạt.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Mai Liễu

Thơ sáu chữ

Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

Đường về quê mẹ

Đoàn Văn Cừ

Thơ bảy chữ

Văn bản nói về những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ, diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên và con người sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

3

Sao băng

Văn bản thông tin

Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng.

- Cấu trúc chặt chẽ, giải thích cặn kẽ, rõ ràng, làm tăng tính chân thực thông tin trong văn bản.

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Văn bản thông tin

Văn bản nói về sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống con người là bài toán khó cần giải quyết trong thế kỉ XXI.

- Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.

- Văn bản sử dụng các kênh chữ, kênh hình có sự so sánh trong biểu đồ nhằm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại

Văn bản thông tin

Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.

2. Tiếng Việt

- Nhận biết và sử dụng trợ từ, thán từ.

- Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ.

- Nhận biết và giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Trợ từ

- Trợ từ là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá hay mục đích phát ngôn của người nói (người viết).

- Trợ từ gồm 2 nhóm:

+ Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu (chính, đích, ngay cả, chỉ, những,...)

+ Trợ từ ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nào, cơ,...

Chỉ ra trợ từ và nêu tác dụng.

2

Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ tường được dùng ở đầu câu những cũng khi tách ra thành câu đặc biệt.

- Thán từ gồm 2 nhóm:

+ Thán từ biểu lộ tình cảm (a, ái, a ha, ôi, ối, ô hay, than ôi,...)

+ Thán từ gọi đáp (này, ơi, dạ, vâng, ừ,...)

Chỉ ra thán từ và nêu tác dụng.

3

Sắc thái nghĩa của từ

- Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ.

- Sắc thái nghĩa gồm:

+ Sắc thái miêu tả

+ Sắc thái biểu cảm

Nhận biết và nêu hiệu quả của sắc thái nghĩa của từ.

4

Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý khái quát đến cụ thể. Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, nêu ý khái quát của cả đoạn, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề.

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước.

- Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn.

Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn.

5

Phương tiện phi ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, số liệu, kí hiệu, biểu đồ,… được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm minh họa, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng cách phương tiện ngôn ngữ.

Chỉ ra tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ.

3. Viết

- Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ.

a. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội.

Mở bài

Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.

Thân bài

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần)

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của hoạt động và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.

b. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ.

Mở đoạn

Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.

Thân đoạn

Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

Kết đoạn

Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày.

1 51 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: