TOP 11 mẫu Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao (2024) hay, ngắn nhất - Cánh diều

Với tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao Ngữ văn lớp 6 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Vẻ đẹp của một bài ca dao lớp 6.

1 672 12/12/2023
Tải về


Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 1

Bài viết giới thiệu vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… Bài ca dao có hai cái đẹp. Cái đẹp thứ nhất là vẻ đẹp cánh đồng qua hai dòng thơ đầu. Cái đẹp thứ hai à vẻ đẹp cô gái thăm đồng qua hai dòng thơ cuối. Giá trị nhất của bài ca dao là cô gái đã xuất hiện ở cánh đồng ngay từ đầu, quan sát rõ nét, sống động. Về cuối cô hiện lên đầy sức sống như chẽn lúa đòng đòng.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 2

Qua văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” gồm 2 cái đẹp được miêu tả rất hay là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là sự độc đáo trong bố cục của bài ca dao. Hai phần cuối của bài viết, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao bằng việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 3

Văn bản là sự cảm nhận mới của tác giả về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Theo tác giả cảm nhận hình ảnh cô gái không chỉ xuất hiện trong hai câu thơ cuối mà hình ảnh cô gái xuất hiện trong cả bài thơ. Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngắm cánh đồng thể hiện sự năng nổ, tích cực của người con gái muốn ngắm cánh đồng từ nhiều phía để thâu tóm, nắm bắt. Hai câu thơ sau cô gái tập trung miêu tả chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình rất hồn nhiên và đầy sinh động. Qua đó thấy được giá trị của bài ca dao, là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao hay, ngắn nhất  - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 4

Khi phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Tuy nhiên, không hoàn toàn tách biệt như vậy bởi vì ngay từ hai câu đầu: hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hòa quyện với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được đảo lại và trước đó cô gái đã miêu tả chỗ đứng, cách quan sát cánh đồng của mình. Nhờ hai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống.

Tóm tắt tác phẩmVẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 5

Bài ca dao đứng “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát” có hai cái đẹp. Cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Khi phân tích bài ca dao, nhiều người chia làm hai phần. Phần trên là hình ảnh cánh đồng, phần dưới là hình ảnh cô gái thăm cánh đồng. Thực ra, ngay từ đầu hình ảnh của cô cái đã xuất hiện hết sức rõ nét và tràn đầy sức sống. H ai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống. Bài ca dao là một bức tranh đẹp và giàu ý tưởng.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 6

Vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát” là ở cánh đồng và cô gái. Đa số khi phân tích bài ca dao, nhiều người chia làm hai phần. Hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu sau là hình ảnh cô gái thăm cánh đồng. Nhưng thực ra, ngay từ đầu hình ảnh của cô cái đã xuất hiện rất rõ nét. Ở hai câu đầu không có chủ ngữ gợi ra cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Hai câu sau, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Bài ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp.

Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao hay, ngắn gọn (7 mẫu) (ảnh 2)

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 7

Văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” đã phân tích vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”. Bài ca dao có hai vẻ đẹp là cái đẹp của cô gái và cái đẹp của cánh đồng. Khi phân tích bài ca dao, nhiều người thường chia làm hai phần: phần trên là vẻ đẹp của cánh đồng, phần dưới là vẻ đẹp của cô gái. Nhưng ở những câu mở đầu thì vẻ đẹp của cô gái đã được miêu tả khá rõ nét. Trong hai câu đầu không có chủ ngữ đã gợi ra một cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng. Hai câu sau, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Bài ca dao là một bức tranh giàu ý tưởng.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 8

Bài văn giới thiệu vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, trông bên tê đồng… Bài ca dao có hai cái đẹp. Cái đẹp thứ nhất là vẻ đẹp cánh đồng trong hai dòng thơ đầu. Cái đẹp thứ hai vẻ đẹp cô gái ra đồng trong hai dòng thơ cuối. Giá trị nhất của bài ca dao là cô gái đã có mặt ở cánh đồng ngay từ sớm, hình ảnh rõ nét, sinh động. Về cuối cô hiện lên tràn đầy sức sống tựa bông lúa vàng.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 9

Qua tác phẩm “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên cảm nhận của bản thân đối với vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” bao gồm 2 cái đẹp được mô tả hết sức hay vẻ đẹp của cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là nét đặc sắc trong bố cục của bài ca dao. Hai phần cuối của bài ca dao, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao thông qua việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh cụ thể. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh rất đẹp và giàu ý nghĩa.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 10

Văn bản là sự nhận thức mới của nhà thơ đối với câu ca dao Đứng bên ni đồng, trông bên tê đồng, bao la bát ngát. Theo tác giả thì hình ảnh cô gái không những xuất hiện trong hai câu thơ cuối mà hình ảnh cô gái hiện diện trong toàn bộ bài thơ. Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngó cánh đồng thể hiện lòng hăng hái, nhiệt tình của người con gái khi ngó cánh đồng từ mọi phía nhằm bao quát, thâu tóm. Hai câu thơ sau cô gái tập trung tả cây lúa đòng và liên tưởng so sánh với chính bản thân một cách tự nhiên và đầy sống động. Qua đó thấy rõ ý nghĩa của câu ca dao, là một bức tranh thật sinh động và đầy ý nghĩa.

Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 11

Khi đọc bài ca dao trên, người đọc thường cũng chia bố cục làm hai phần: hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Tuy nhiên, tác phẩm không hề tách biệt như thế vì ngay từ hai câu đầu: hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hoà mình với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được lặp lại bởi vì ở đấy cô gái đã tả vị trí, cách nhìn cánh đồng của mình. Nhờ hai câu thơ đầu không có động từ, cảm giác bao la, rộng lớn của cánh đồng đã lan truyền đến ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, miêu tả hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” và so sánh với chính mình. Hình ảnh cây lúa tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì, căng tràn sức sống.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Tóm tắt Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tóm tắt Giờ Trái Đất

Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

1 672 12/12/2023
Tải về