TOP 10 mẫu Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (2025) hay, ngắn nhất - Cánh diều

Với tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ Ngữ văn lớp 6 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ lớp 6.

1 1,080 17/01/2025
Tải về


Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 1

Qua “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 2

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 3

Bài viết lí giải tại sao Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Thứ nhất là vì Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Thứ hai là ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Thứ ba là từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Năm 16 tuổi rời xa quê hương, ông nhập hẳn và cuộc sống của những người dưới đáy xã hội. Thậm chí chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.

Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ hay, ngắn nhất  - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 4

Nội dung chính của văn bản nhằm nói đến tính cách nhạy cảm và dễ xúc động của nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên nhân dẫn đến tính cách nhạy cảm, dễ khóc đó của ông là do con người ấy sống thiếu tình thương từ nhỏ, cha mất sớm mẹ đi bước nữa. Cảnh ngộ ấy đã ném ông vào cuộc sống bất hạnh ngay từ nhỏ đã phải lặn lộn với đời kiếm sống bằng những nghề tầm thường, hạ đẳng trong xã hội, giao du với những hạng người bần cùng nhất. Từ đó cũng tạo nên cái chất dân nghèo, chất lao động trong các sáng tác của ông. Chính bởi vậy người ta gọi ông là Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 5

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lý do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 6

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Đầu tiên, Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Tiếp đến, ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Cuối cùng, ngay từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 7

Nguyên Hồng rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Như vậy, ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 8

“Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” là một tác phẩm văn học đặc sắc của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh. Tác phẩm này đã chứng tỏ rõ ràng rằng Nguyên Hồng không chỉ là một nhà văn tài ba, mà còn là một nhà văn nhạy cảm, đầy đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn của phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy, được ông thể hiện một cách rõ ràng qua các tác phẩm của mình, xuất phát từ môi trường sống và hoàn cảnh xuất thân của ông.

Nguyên Hồng là một nhân vật đặc biệt, người đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời. Từ những trăn trở của một cậu bé mồ côi, đến những thử thách của cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh, ông đã trưởng thành và trở thành một nhà văn tài năng với những tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.

Tác phẩm “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” của Nguyễn Đăng Mạnh là một bức tranh sắc nét về cuộc đời và tài năng của Nguyên Hồng. Nó không chỉ là một tác phẩm văn học hay, mà còn là một lời tuyên ngôn về sự đồng cảm và tình yêu thương đối với những người khó khăn trong xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn vinh tài năng của Nguyên Hồng, tác phẩm “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” còn đưa ra những bức tranh đầy cảm động về cuộc sống của những người dân nghèo, những người lao động bị bóc lột và tàn ác, những phụ nữ và trẻ em bị áp bức và ngược đãi. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã tận dụng tài năng của mình để gửi gắm những thông điệp về sự đồng cảm và tình yêu thương đến với tất cả mọi người, từ đó giúp đỡ những người khó khăn và tạo nên một xã hội đầy tình thương và sự đồng cảm.

Với tất cả những điều đó, tác phẩm “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” đang gây được sự chú ý và yêu thích của đông đảo độc giả. Nó không chỉ đẹp về mặt hình thức, mà còn mang lại những giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc, từ đó góp phần tô điểm thêm bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 9

Trong bài viết Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điều làm nên tài năng văn chương độc đáo của Nguyên Hồng, người được coi là nhà văn của những người cùng khổ. Đầu tiên, ngoài tài năng văn chương, Nguyên Hồng còn có một tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động và luôn khao khát tìm kiếm tình yêu thương đích thực. Thứ hai, ông luôn có sự đồng cảm, thông cảm với những người bất hạnh và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Thứ ba, từ khi còn nhỏ, Nguyên Hồng đã tiếp xúc và lặn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Điều này đã giúp ông hiểu rõ hơn về cuộc sống của họ và cảm nhận được những khó khăn, gian khổ mà họ phải đối mặt hàng ngày. Vào năm 16 tuổi, Nguyên Hồng đã quyết định rời xa quê hương để nhập học và trải nghiệm cuộc sống của những người dưới đáy xã hội. Thậm chí, ông đã phải chịu đựng sự khó khăn, đói nghèo, lao động vất vả và sống trong một cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người nghèo khó. Những trải nghiệm đó đã giúp Nguyên Hồng xây dựng nên tài năng văn chương độc đáo và có sức ảnh hưởng trong văn học Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 10

Trong văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, tác giả chia sẻ về tính cách nhạy cảm và dễ xúc động của nhà văn Nguyên Hồng. Bên cạnh đó, ông cũng được miêu tả là một con người đã trải qua nhiều khó khăn và bất hạnh trong cuộc đời, từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Cha của ông đã mất khi ông còn rất nhỏ, và mẹ của ông cũng đã bỏ đi, để lại ông với sự cô đơn và thiếu thốn tình thương.

Cảnh ngộ ấy đã đẩy Nguyên Hồng vào một cuộc sống bất hạnh từ khi còn rất nhỏ. Ông phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, phải lặn lội kiếm sống bằng những nghề tầm thường, hạ đẳng trong xã hội và giao du với những người bần cùng nhất. Tuy nhiên, những trải nghiệm đó đã tạo nên một cái chất dân nghèo, chất lao động trong các sáng tác của ông. Những tác phẩm của ông thường chứa đựng những tình huống bất hạnh, những khúc mắc, những giọt nước mắt nhưng đồng thời cũng thể hiện sự kiên cường và bản lĩnh của con người trong cuộc sống.

Chính vì những đặc trưng đó, Nguyên Hồng được gọi là nhà văn của những người cùng khổ. Các tác phẩm của ông không chỉ là những câu chuyện về những người dân nghèo, mà còn là những tác phẩm có giá trị về con người và cuộc đời. Những trải nghiệm của ông đã giúp ông hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người, và ông đã thể hiện những hiểu biết đó thông qua những tác phẩm đầy cảm xúc của mình.

Nội dung chính tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Với nghệ thuật lập luận sắc bén, chặt chẽ; hệ thống lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục kết hợp một số biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, so sánh,…văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ” của Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

Tìm hiểu tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ

Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

4. Tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Nguyên Hồng là con người nhạy cảm

- Phần 2: Thời thơ ấu bất hạnh

- Phần 3: Hoàn cảnh sống cơ cực của nhà văn Nguyên Hồng

6. Giá trị nội dung tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Ca ngợi phẩm chất và tài năng của nhà văn Nguyễn Hồng

- Khẳng định ông là nhà văn luôn gắn chặt cuộc sống của mình với những người nông dân.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao

Tóm tắt Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Tóm tắt Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tóm tắt Giờ Trái Đất

1 1,080 17/01/2025
Tải về