TOP 13 mẫu Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập (2025) hay, ngắn nhất - Cánh diều

Với tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập Ngữ văn lớp 6 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập lớp 6.

1 531 17/01/2025
Tải về


Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 1

Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh viết và đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945, “khai sinh” nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện đó được thuật lại theo trình tự thời gian. Ngoài phần sa pô, văn bản gồm ba phần: giới thiệu sự kiện, diễn biến của sự kiện và kết thúc sự kiện. Việc sử dụng tranh ảnh, tờ lịch trong văn bản cũng góp phần làm cho văn bản thêm sinh động, tăng tính chân thực của thông tin được nói đến trong bài.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 2

Ngày 4-5-1945, Bác rời Tân Trào, đề nghị Trung úy Giôn thả dù cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì. Ngày 22-8-1945, Người về Hà Nội, triệu tập và chủ trì cuộc họp để chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. Sáng người làm việc tại trụ sở của Chính phủ lâm thời, tối tại 48 Hàng Ngang, Người tự đánh máy bản tuyên ngôn. Sau khi nhờ mọi người góp ý, 14 giờ ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 3

Bài viết đã đề cập những thông tin quan trọng liên quan đến việc chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4/5/1945 Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/ 8/1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội và bắt đầu quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Cho đến ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay, ngắn nhất  - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 4

Văn bản thuật lại về sự ra đời của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945 theo trình tự thời gian: Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Bác bó về Tân trào. Ngày 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945: Bác triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Vào ngày 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập. 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 5

Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối ngày 25 - 8, Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng. Đến ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập. Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến. Đúng 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 6

Văn bản thuật lại về sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 25/8/1945, Người vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945, Bác triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/2945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Vào ngày 30/8/1945, Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Đúng 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay, ngắn gọn (12 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 7

Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 22/8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối ngày 25 - 8, Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng. Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ vào ngày 27 tháng 8. Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập. Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến vào ngày 30 tháng 8. Đến 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 8

Tuyên ngôn độc lập được mở đầu bằng những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ . Tuyên ngôn độc lập được nhân quyền và dân quyền” của Pháp để khẳng định rằng quyền độc lập và quyền tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn độc lập đã lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó có hơn 80 năm chúng đã xâm lược chúng ta. Đó là một tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước những hai lần cho Nhật Bản. Tuyên ngôn độc lập đã nêu cao nên được cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn độc lập đã kết thúc bằng những lời tuyên bố rằng quyền độc lập và quyền tự do và ý chí quyết tâm để bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 9

Trong Tuyên ngôn độc lập, trích dẫn được bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn độc lập” Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đã đặt ra ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, trong đó có cách mạng Việt Nam cùng một lúc đã thực hiện được nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ và Pháp. Sánh vai với các nước bé nhỏ với các nước cường quốc năm châu. Từ quyền của con người Bác đã mở rộng thành quyền của người dân tộc. Đây cũng là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như vậy nước ta lúc bấy giờ thì khi nói đến quyền của con người thì phải đòi lấy quyền của dân tộc ta. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là những đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng rất cao đẹp và vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại ta trong thế kỉ XX.

Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay, ngắn gọn (12 mẫu) (ảnh 2)

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 10

Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận rất mẫu mực, cho thấy được tấm lòng và tài năng của Chủ tích Hồ Chí Minh. Mở đầu cho ta thấy được những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, Tuyên ngôn độc lập “nhân quyền và dân quyền” của Pháp đã khẳng định được quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn độc lập đã lên án tội ác của thực dân Pháp đối với người dân tộc Việt Nam, trong đó có hơn 80 năm chúng đã xâm lược chúng ta. Đó là một tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước nhữn hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn độc lập đã nêu cao được cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn độc lập đã kết thúc bằng những lời tuyên bố của quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm để bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc ta.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 11

Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa , mốc son chói lọi trong lịch sử đã đánh dấu những kỷ nguyên mới , kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Văn bản Tuyên ngôn độc lập đã được Bác viết cho ai? Người viết đó để hướng tới “đồng bào cả nước” hơn 80 năm đã qua những tiếng rên xiết dưới ách xâm lược của thực Pháp và phát xít Nhật. Không chỉ vậy mà đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập còn là một nước thực dân xâm lược của thế lực thù địch đó đã dã tâm cướp đi nước ta một lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đồng thời hướng đến toàn thể nhân dân trên toàn thế giới. Bác viết như thế nào? Người đã đưa ra một cơ sở lý luận và cơ sở thực tế cho bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Trước hết về cơ sở lí luận được Bác trích dẫn về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền tham mưu cầu về hạnh phúc trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, bản Tuyên ngôn độ c lập Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Về cơ sở thực tiễn thì Bác đã tố cáo về tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho dân tộc ta hơn 80 năm qua. Từ đó đã đập tan luận điệu xảo trá, bẻ gãy ngọn cờ “bảo hộ”của chúng. Cuối cùng Bác viết để làm gì? Mục đích cao cả nhất, lớn lao nhất của bản Tuyên ngôn độc lập là: tuyên bố xóa bỏ hết chế độ thực dân phong kiến, khẳng định được quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới và khẳng định được quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc ta bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải”. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ được vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy sự khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 12

Tuyên ngôn độc lập – văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống còn với vận mệnh dân tộc ta. Ở Mỹ có Tuyên ngôn độc lập vào năm 1776, ở Pháp có bản Tuyên ngôn độc lập Nhân quyền và Dân quyền vào năm 1791 thì Việt Nam có bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được tuyên bố vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ hết chế độ thực dân, phong kiến; tư đó đã khẳng định được quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, đó là một mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai theo ba nội dung rất rõ ràng. Phần mở đầu: Bác có đưa ra về cơ sở cho bản Tuyên ngôn đọc lập nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền tham mưu cầu về hạnh phúc, dựa vào hai bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp thì hai nước tư bản lớn trên thế giới với hai quốc gia xâm lược Việt Nam. Bác đã dùng những lời lí lẽ đó để làm bản lề vạch ra cho ta thấy được những việc làm trái với tuyên ngôn độc lập của chúng. Phần nội dung: Những cơ sở thực tế đã được chỉ ra và đó là những tội ác của Pháp, chúng đã thi hành ở nước ta đã hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Tất cả những điều đó đã đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã vả đang và sẽ nô dịch nước ta trở lại. Phần kết luận: Lời tuyên bố rất đanh thép và khẳng định được quyết tâm sắt đá và giữ vững nền độc lập của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ được vẻ đẹp về tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho chúng thấy được khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tóm tắt Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập hay, ngắn gọn (12 mẫu) (ảnh 3)

Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Mẫu 13

Tuyên ngôn độc lập-văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống còn với vận mệnh dân tộc. Nếu ở Mỹ có Tuyên ngôn độc lập năm 1776, ở Pháp có bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 thì Việt Nam có bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được tuyên bố ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, đó là mốc son chói lọi đánh dấu kỉ nguyên mới-kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai theo ba nội dung rõ ràng. Phần mở đầu: Bác có đưa ra cơ sở cho bản Tuyên ngôn nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp-hai nước tư bản lớn trên thế giới-hai quốc gia xâm lược Việt Nam. Bác dùng những lí lẽ đó để làm bản lề vạch ra cho ta thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng. Phần nội dung: Những cơ sở thực tế đã được chỉ ra, đó là những tội ác của Pháp, chúng đã thi hành ở nước ta hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục. Tất cả những điều đó đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã, đang và sẽ nô dịch nước ta trở lại. Phần kết luận: Lời tuyên bố đanh thép và khẳng định quyết tâm sắt đá giữ vững nền độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Nội dung chính tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Với sự kết hợp giữa văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động. Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tìm hiểu tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

1. Thể loại: Văn bản thông tin

2. Xuất xứ: Ra đời ngày 1/9/2018, in trên trang baodanang.vn

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

4. Tóm tắt tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Bài viết đã đề cập những thông tin quan trọng liên quan đến việc chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4/5/1945 Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/ 8/1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội và bắt đầu quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Cho đến ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ”: Bác Hồ đề nghị Trung úy Giôn đưa cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cho Bác

- Phần 2: Tiếp theo đến “bản thảo Tuyên ngôn Độc lập”: Quá trình viết và chuẩn bị, sửa chữa kỹ lưỡng tuyên ngôn độc lập của Bác

- Phần 3: Còn lại: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH

6. Giá trị nội dung tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

- Văn bản nói về thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

- Văn bản thuật lại sự việc ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự thời gian.

- Thông tin được đưa ra rõ ràng, chi tiết.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tóm tắt Giờ Trái Đất

Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt Cô bé bán diêm

1 531 17/01/2025
Tải về