Tình huống a) G và N cùng học một trường trung học phổ thông, hai bạn chơi thân

Trả lời Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 120 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 1: Tình yêu

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy giúp bạn trong những trường hợp sau:

Tình huống a) G và N cùng học một trường trung học phổ thông, hai bạn chơi thân với nhau từ nhỏ, gần đây G đã thổ lộ tình yêu với N. Bạn N muốn tập trung vào việc học tập nhưng cũng không muốn mất đi người bạn thân là G.

Nếu em là N, em sẽ từng xử như thế nào với G?

Tình huống b) Bạn Y đang học lớp 11, người yêu của Y là sinh viên một trường đại học. Một lần, người yêu Y đòi quan hệ tình dục với lí do trước sau thì hai người cũng là của nhau, nếu Y “không chiều” tức là không yêu thật lòng Y rất băn khoăn khó xử.

- Bạn Y có thể có những cách ứng xử nào trong tình huống này? Em hãy phân tích mặt tích cực và tiêu cực của từng cách ứng xử.

 - Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp? Vì sao?

Trả lời:

Tình huống a) Nếu là N em sẽ nói với G rằng: Bây giờ chúng mình vẫn đang ở độ tuổi đi học, nên nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng mình là học tập. Hơn nữa khi yêu ở độ tuổi chưa trưởng thành sẽ dễ có những cảm xúc, những phán đoán, quyết định sai lầm gây sao nhãng chuyện học hành, có nguy cơ đánh mất cơ hội thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Hiện tại chúng mình vẫn sẽ giữ quan hệ là bạn bè nhé, cùng nhau cố gắng học tập. Đợi sau khi chúng mình thi Đại học xong, nếu bạn vẫn còn tình cảm với mình thì chúng mình cùng nhau vun đắp tình cảm có được không?

Tình huống b)

- Những cách ứng xử trong tình huống này:

Cách 1: Đồng ý quan hệ tình dục theo yêu cầu của người yêu.

+ Tích cực: Người yêu của Y sẽ được thỏa mãn yêu cầu, vì vậy cả hai sẽ không xảy ra cãi vã về vấn đề này.

+ Tiêu cực: Quan hệ tình dục khi đang ở độ tuổi chưa trưởng thành sẽ gây nên nhiều hệ lụy như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tâm lí bị ảnh hưởng.

Cách 2: Từ chối yêu cầu quan hệ tình dục của người yêu.

+ Tích cực: Sẽ không xảy ra chuyện quan hệ tình dục vì vậy sẽ không có hệ lụy gì cho sau này.

+ Tiêu cực: Tình cảm của hai người dễ bị rạn nứt và có thể dẫn đến chia tay.

Cách 3: Từ chối thực hiện yêu cầu của người yêu và nói với người yêu lí do mình chưa muốn quan hệ tình dục. Nói với người yêu rằng nếu thực sự yêu và tin tưởng nhau thì sẽ không lấy chuyện quan hệ tình dục ra làm lí do.

+ Tích cực: Sẽ ngăn chặn được ý muốn ngay lúc đó của người yêu Y và khiến cho người yêu Y hiểu vì sao Y không muốn quan hệ tình dục. Tình cảm của hai người vẫn có thể tiếp tục được khi mà người yêu Y hiểu cho Y.

+ Tiêu cực: Nếu người yêu Y không chịu nghe Y thì tình cảm của hai người vẫn có thể bị rạn nứt.

- Theo em, cách ứng xử số 3 là phù hợp nhất vì khi từ chối thực hiện yêu cầu của người yêu và nói với người yêu lí do mình chưa muốn quan hệ tình dục thì sẽ ngăn chặn được ý muốn ngay lúc đó của người yêu Y và khiến cho người yêu Y hiểu vì sao Y không muốn quan hệ tình dục. Tình cảm của hai người vẫn có thể tiếp tục được khi mà người yêu Y hiểu cho Y. Hơn nữa, qua sự việc này Y có thể suy nghĩ về tình yêu của hai người xem đối phương đã thực sự hiểu, chia sẻ và thông cảm với Y hay chưa và từ đó có thể đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1 120 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: