Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 8 (Cánh diều): Kinh nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Kinh nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Bài 8.

1 960 12/02/2023


Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 8 (Cánh diều): Kinh nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ 

Mở đầu trang 41 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy chia sẻ ý kiến của mình về nhận định: Trải nghiệm thất bại sau đó thành công là điều tốt. Nhưng tốt hơn cả là quan sát, học hỏi để tránh khỏi những thất bại không đáng có.

Trả lời:

Em đồng ý với nhận định: Trải nghiệm thất bại sau đó thành công là điều tốt. Nhưng tốt hơn cả là quan sát, học hỏi để tránh khỏi những thất bại không đáng có.

Sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều thử thách đối với mỗi doanh nghiệp. Để có thể đi đến thành công thì không ít doanh nghiệp đã phải trải qua những thất bại. Trải nghiệm thất bại ấy được coi như một bài học đắt giá để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Từ những thất bại ấy, doanh nghiệp có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức, kinh nghiệm giúp doanh nghiệp đi đến thành công.

Tuy nhiên để đi đến thành công, có những doanh nghiệp không phải trải qua những thất bại như vậy nhờ khả năng quan sát, học hỏi các doanh nghiệp khác. Khi đứng trước khó khăn, thay vì đương đầu để có thể nhận lấy thất bại hoặc thành công bất ngờ thì những doanh nghiệp này sẽ ngồi lại để quan sát, phân tích và học hỏi các doanh nghiệp khác, rồi áp dụng đối với doanh nghiệp của mình. Vì thế, cơ hội thành công sẽ cao hơn, tránh khỏi những thất bại không đáng có.

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Khám phá

1. Bài học thành công của doanh nghiệp nhỏ cụ thể

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Thành công ban đầu của chuỗi cửa hàng đồ ăn

“Phong cách mới” tại thành phố X Được thành lập từ năm 2015, cửa hàng đầu tiên trong chuỗi cửa hàng đồ ăn của anh M đi vào hoạt động đã tạo ra điểm nhấn trên thị trường trong việc mang đến những món ăn mới lạ của ẩm thực Âu - Á, kết hợp lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt.

Vừa ra mắt, cửa hàng đã lập tức thu hút được giới trẻ. Khách hàng đến đây không chỉ để thưởng thức đồ ăn, đồ uống mà còn để chụp ảnh tại các vị trí đẹp với cách trang trí mới lạ, hiện đại. Trước những đối thủ cạnh tranh lớn có thương hiệu quốc tế và trong nước đã ghi dấu ấn trên thị trường, chuỗi cửa hàng của anh M là một hiện tượng mới thu hút khách hàng trẻ. Trong giai đoạn đầu kinh doanh, những khách hàng trẻ tuổi đã phản hồi tích cực. Cửa hàng liên tục đông khách cho thấy chủ doanh nghiệp này đang đi đúng hướng, Doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng nhờ tìm ra một khoảng trống đáng kể trong thị trường. Anh M bắt đầu mở cửa hàng thứ hai và thu hút được cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Liên tiếp sau đó là chuỗi các cửa hàng liên kết, góp vốn kinh doanh gắn với thương hiệu của anh M ra đời. Tại thời điểm phát đạt nhất, chuối có đến 18 cửa hàng ở cả thành phố X và thành phố Y.

Câu hỏi:

a) Anh M đã tận dụng những yếu tố gì để tạo nên thành công ban đầu cho doanh nghiệp?

b) Em hãy chỉ ra những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh tại thành phố X và những yếu tố từ phía chủ doanh nghiệp để có thể thành công trong hoạt động kinh doanh.

c) Em học được điều gì từ bài học thành công của doanh nghiệp trên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những yếu tố để tạo nên thành công ban đầu cho doanh nghiệp của anh M:

- Ý tưởng kinh doanh tốt: mang đến những món ăn mới lạ của ẩm thực Âu - Á, kết hợp với lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt.

- Tạo ra sự khác biệt của sản phẩm: thực khách đến nhà hàng không chỉ để thưởng thức đồ ăn, đồ uống mà còn để chụp ảnh tại các vị trí đẹp với cách trang trí mới lạ, hiện đại.

- Phán đoán được cơ hội

+ Nhận được phản hồi tích cực của những khách hàng trẻ.

+ Cửa hàng liên tục đông khách.

+ Tìm ra một khoảng trống đáng kể trong thị trường => có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh

- Có phương án kinh doanh hiệu quả: mở cửa hàng thứ hai và chuỗi các cửa hàng liên tiếp.

Yêu cầu b)

- Những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh tại thành phố X: Môi trường kinh doanh thuận lợi đặc biệt đối với khách hàng trẻ.

- Những yếu tố từ phía chủ doanh nghiệp:

+ Ý tưởng kinh doanh tốt

+ Phán đoán được cơ hội

+ Có phương án kinh doanh hiệu quả.

Yêu cầu c) Từ bài học thành công của doanh nghiệp trên em rút ra được những điều sau:

- Cần có ý tưởng kinh doanh tốt

- Phải tạo được sự khác biệt của sản phẩm kinh doanh

- Tận dụng được cơ hội của thị trường để tiến hành mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh.

2. Bài học thất bại của doanh nghiệp nhỏ cụ thể

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin. Những vấn đề trong quá trình kinh doanh của chuỗi cửa hàng đồ ăn “Phong cách mới”

Ba năm sau khi mở cửa hàng đầu tiên, hoạt động của chuỗi cửa hàng đồ ăn của anh M chững lại. Người tiêu dùng bắt đầu rời xa dần vì thực đơn của quán không còn đặc sắc trong khi nhiều lựa chọn khác đã xuất hiện trên thị trường.

Tiếp sau đó, xuất hiện thông tin về việc chiếm dụng vốn kinh doanh khiến cho doanh nghiệp của anh M càng gặp khó khăn. Vụ việc chưa được phân xử, nhưng tiếng xấu này đã khiến hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng bị ảnh hưởng không nhỏ. Các cửa hàng của anh M liên tiếp phải đóng cửa, tháo biển và sang nhượng. Sang đến năm thứ tư kể từ ngày mở cửa hàng đầu tiên, anh M, chủ doanh nghiệp sáng lập ra chuỗi cửa hàng đồ ăn “Phong cách mới” không còn đảm nhiệm chức vụ điều hành. Doanh nghiệp được chuyển nhượng hoàn toàn cho đối tác nước ngoài điều khiển.

Câu hỏi:

a) Những dấu hiệu nào cho thấy việc kinh doanh của chuỗi cửa hàng đồ ăn “Phong cách mới” bắt đầu gặp khó khăn?

b) Em hãy chỉ ra những yếu tổ thuộc về môi trường kinh doanh và những yếu tố từ phía chủ doanh nghiệp làm nảy sinh khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chuỗi của hàng “Phong cách mới".

c) Em rút ra được bài học gi từ thất bại của anh M?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những dấu hiệu cho thấy việc kinh doanh của chuỗi cửa hàng đồ ăn “Phong cách mới” bắt đầu gặp khó khăn:

- Hoạt động của chuỗi cửa hàng đồ ăn bị chững lại

- Người tiêu dùng bắt đầu rời xa dần vì thực đơn của quán không còn đặc sắc

- Xuất hiện thông tin về việc chiếm dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

- Các cửa hàng liên tiếp bị đóng cửa, tháo biển và sang nhượng

Yêu cầu b)

- Những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh là: Mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường: người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác trên thị trường

- Những yếu tố từ phía chủ doanh nghiệp:

+ Không duy trì được thế mạnh của sản phẩm, không tích cực đổi mới sáng tạo: thực đơn của quán không còn đặc sắc

+ Việc chiếm dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

+ Thiếu kĩ năng quản lí doanh nghiệp

+ Chiến lược kinh doanh không phù hợp

Yêu cầu c) Bài học

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải luôn luôn tích cực đổi mới sáng tạo.

- Nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu và sự thay đổi của thị trường.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

2. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng bạn thảo luận, nêu các biện pháp để có thể giúp doanh nghiệp nhỏ thành công trong sản xuất kinh doanh theo gợi ý dưới đây:

- Cách tìm kiếm thị trường;

- Cách tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm;

- Cách tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với khách hàng;

- Cách gây dựng và tạo danh tiếng;

- Cách lập kế hoạch kinh doanh;

Ngoài những yếu tố trên, em còn biết yếu tố nào có thể giúp doanh nghiệp nhỏ thành công trong sản xuất kinh doanh.

Trả lời:

Các biện pháp để có thể giúp doanh nghiệp nhỏ thành công trong sản xuất kinh doanh:

- Cách tìm kiếm thị trường:

+ Cập nhật và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng một cách liên tục.

+ Xây dựng một đội ngũ chuyên tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.

- Cách tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm:

+ Luôn đổi mới sáng tạo và cải tiến sản phẩm của mình về mẫu mã, công dụng, chất lượng, dịch vụ.

+ Luôn tìm tòi đổi mới sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mới: những sản phẩm tích hợp nhiều công dụng,…

- Cách tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với khách hàng:

+ Xây dựng kế hoạch gặp gỡ một cách chi tiết

+ Luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng

+ Tích cực chia sẻ thông tin cho khách hàng

+ Tích cực tương tác cùng khách hàng

+ Luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng

- Cách gây dựng và tạo danh tiếng:

+ Xây dựng kế hoạch marketing với chiến lược phù hợp

+ Quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên nhiều nguồn thông tin khác nhau: trên tivi, mạng xã hội,…

+ Tích cực lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để tạo danh tiếng cho doanh nghiệp

- Cách lập kế hoạch kinh doanh:

+ Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

+ Xây dựng những ý tưởng kinh doanh độc đáo

+ Xác định mục tiêu, từ đó lập kế hoạch kinh doanh phù hợp

Một số yếu tố khác có thể giúp doanh nghiệp nhỏ thành công trong sản xuất kinh doanh:

+ Kĩ năng quản lí doanh nghiệp

+ Ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Để tránh thất bại trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ cần dự đoán những rủi ro có thể xảy ra và phải chấp nhận thất bại nếu nó xảy ra.

B. Trong sản xuất kinh doanh, có những thất bại cứ lặp đi lặp lại.

C. Nếu doanh nghiệp nhỏ quan sát một cách kĩ càng, học hỏi một cách chân thành thì có thể tránh được thất bại và tiết kiệm được cả thời gian cũng như tiền bạc.

D. Doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể tránh được các thất bại trong sản xuất kinh doanh.

Trả lời:

- Ý kiến A - Em đồng tình với ý kiến trên vì khi dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được cho mình những kế hoạch để ứng phó trước những rủi ro ấy. Từ đó, có thể tránh được những thất bại không đáng có trong sản xuất kinh doanh.

- Ý kiến B - Em đồng tình với ý kiến trên vì sau mỗi lần thất bại, nếu doanh nghiệp không xây dựng được cho mình một kế hoạch khác khả thi hơn thì thất bại cứ lặp đi lặp lại.

- Ý kiến C - Em đồng tình với ý kiến trên vì khi quan sát một cách kĩ càng, học hỏi một cách chân thành thì doanh nghiệp có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, đề ra những phương án và kế hoạch ứng phó kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tránh được những thất bại, tiết kiệm được cả thời gian cũng như tiền bạc.

- Ý kiến D - Em không đồng tình với ý kiến trên vì sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều thử thách đối với mỗi doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ vẫn có thể gặp những thất bại trong sản xuất kinh doanh. Thất bại trong sản xuất kinh doanh là điều không tránh khỏi.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tình huống. Mạnh và Đức tranh luận với nhau về con đường để đi đến thành công trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ. Mạnh: Tớ cho rằng, doanh nghiệp nhỏ muốn thành công cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lí, tư duy đổi mới – sáng tạo, có quy trình tổ chức, hoạt động hiện đại,... Đức: Mình thì lại nghĩ rằng, trong sản xuất kinh doanh, yếu tố may mắn mới quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Câu hỏi: Em hãy bình luận các ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân.

Trả lời:

- Nhận xét ý kiến của Mạnh đúng vì một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hợp lí; có tư duy đổi mới - sáng tạo; có quy trình tổ chức, hoạt động hiện đại,…thì sẽ có thể đạt được thành công trong sản xuất kinh doanh.

- Nhận xét ý kiến của Đức đúng nhưng chưa đủ vì yếu tố may mắn chỉ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Yếu tố may mắn này không tạo ra sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp, nó chỉ là một cái chớp nhoáng nếu như doanh nghiệp không biết tận dụng yếu tố may mắn đó.

- Quan điểm của bản thân: Để có thể đi đến thành công trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết phán đoán và tận dụng các cơ hội; có chiến lược kinh doanh hợp lí; tư dung đổi mới - sáng tạo; có quy trình tổ chức, hoạt động hiện đại; nhanh nhạy trước yêu cầu mới của thị trường;…

Câu hỏi trang 44 Chuyên đề KTPL 10Em hãy sưu tầm các bài học thành công đến từ thất bại của doanh nghiệp nhỏ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Sưu tầm các bài học thành công đến từ thất bại của doanh nghiệp nhỏ

* Trường hợp: doanh nghiệp Classy Llama

- Kurt Theobald, đồng sáng lập và CEO của Classy Llama, một công ty cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử như tiếp thị, lên các chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu và phát triển các trang web thương mại điện tử. Anh đã từng khởi nghiệp 10 lần trong năm năm và thất bại đủ 10 lần.

- Cho tới startup thứ 11 của mình, anh đã làm được hơn cả kỳ vọng mình đặt ra, biến Classy Llama thành một công ty có doanh thu lên tới ba triệu đô la và xếp thứ 454 trong Top 500 công ty phát triển nhanh nhất nước Mỹ trong năm 2013. Dưới đây là chín bài học rút ra từ 10 lần thất bại của anh. Nó đã giúp anh rất nhiều để đạt được thành công hiện nay.

(*) Rút ra bài học

- Bài học thứ 1: Đừng mù quáng trước các cơ hội kinh doanh: Với Theobald, đây là một trong những bài học đắt giá nhất của anh. Anh đã từng có thói quen khi cảm thấy hứng thú với việc gì hoặc có một cơ hội xuất hiện ngay trước mắt, anh liền ngay lập tức chộp lấy. Và bởi vì theo đuổi quá nhiều cơ hội như thế và chẳng đặt ra cho mình bất cứ chiến lược nào cho những cơ hội đó đã làm cho anh thất bại nhiều lần. Chính vì thế, hãy hành động một cách chiến lược. Đừng chỉ nắm bắt cơ hội mà quên đi việc phát triển tiềm năng của bản thân. Đặt mục tiêu của mình lên trên và bạn sẽ học được cách xác định chính xác cơ hội nào là dành cho mình.

- Bài học thứ 2: Xác định kế hoạch cho mình: Một startup thành công hiện nay đều có chung một điểm: tìm ra được bí quyết của riêng mình và mở rộng kinh doanh. Nhưng bạn không thể mở rộng kinh doanh khi chưa tìm ra được kế hoạch của riêng mình. Đóng một cái đinh thật chặt vào con đường phát triển bằng cách tìm ra một kế hoạch phù hợp với sự phát triển và đường hướng hoạt động của startup, rồi sau đó mới thực hiện việc mở rộng. Với Theobald, bài học này đến với anh trong một lần anh thất bại. Khi anh quyết định mở rộng kinh doanh, anh mới nhận ra rằng doanh thu của mình không đủ trang trải cho mô hình kinh doanh mà anh đã lập ra; đồng nghĩa với việc anh đã chọn sai kế hoạch khi công ty đang ở trong thời kỳ đầu phát triển.

- Bài học thứ 3: Lợi nhuận không phải lúc nào cũng quan trọng: Một startup cần nhất là lợi nhuận nhưng nếu chỉ biết chú trọng vào lợi nhuận thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội to lớn khác. Bởi vì lợi nhuận là phần cuối cùng trong một mắt xích kinh doanh và để đạt được nó, những mắt xích phía trước quan trọng hơn nhiều. Khi hoạt động của startup hiệu quả, thì kích thước của miếng bánh startup (hay giá trị của startup) lớn hơn trước và trở thành đòn bẩy để lợi nhuận của bạn tăng lên. Đừng mãi chỉ chăm chăm vào chiếc ví của mình. Phân quyền và kiểm soát hiệu quả làm việc của từng bộ phận để chắc chắn cả bộ máy chạy mượt mà sẽ làm cho giá trị của startup ngày càng hấp dẫn và lợi nhuận theo đó ngày càng tăng lên.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 44 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng bạn đóng vai để tổ chức buổi phỏng vấn doanh nghiệp nhỏ với chủ đề “Bài học thành công của doanh nghiệp nhỏ”.

Trả lời:

(*) Gợi ý một số câu hỏi cho buổi phỏng vấn với chủ đề “Bài học thành công của doanh nghiệp nhỏ”.

- Buổi phỏng vấn gồm các vai sau:

+ Người dẫn chương trình

+ Chủ doanh nghiệp

+ Chuyên gia kinh tế

- Một số câu hỏi trong buổi phỏng vấn:

+ Doanh nghiệp của anh hoạt động trong lĩnh vực gì?

+ Theo anh, thành công mà doanh nghiệp đạt được đến thời điểm hiện tại này là gì?

+ Để có được những thành công đó, doanh nghiệp của anh đã từng trải qua thất bại nào chưa? Nếu có, anh hãy chia sẻ về lần thất bại đó?

+ Từ những thất bại đó, anh rút ra được điều gì cho doanh nghiệp của mình?

+ Anh có lời khuyên gì cho những doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp hay không?

+ Chuyên gia cho biết để đi đến thành công doanh nghiệp cần phải làm gì?

Câu hỏi trang 44 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy viết bài thu hoạch những điều học được từ thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Những điều học được từ thành công của doanh nghiệp:

+ Tìm kiếm thị trường phù hợp: Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì bạn chỉ có một nguồn lực nhất định để thỏa mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Hãy tập trung vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó. Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn.

+ Tạo sự khác biệt cho sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp: Hãy làm cho khách hàng thấy được những ưu việt của sản phẩm mà bạn cung cấp, nhấn mạnh những ưu việt này trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy học hỏi, nhưng đừng bao giờ bắt chước y hệt một sản phẩm nào trên thị trường. Hãy tạo cho mình một sản phẩm hoàn toàn độc đáo.

+ Tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với khách hàng: Ngay trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, bạn hãy cố gắng tạo được ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và chất lượng công việc. Muốn tạo ấn tượng tốt, cần phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất, như cửa hàng bày biện đẹp mắt, nhân viên lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ nghe qua điện thoại… Ngoài ra, nếu bạn đang làm việc cho công ty của riêng mình, nên nhớ rằng bạn là trung tâm của doanh nghiệp , hãy cố gắng nhiều hơn.

+ Gây dựng và tạo danh tiếng: Luôn lưu ý rằng, sự tồn tại của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào danh tiếng mà bạn gây dựng được. Điều tối quan trọng là bạn tạo dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo. Thành công được đảm bảo bởi hai nhân tố: Chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ ưu việt. Hãy luôn chú ý đến chất lượng. Nếu bạn là một nhà cố vấn luật, hãy cố gắng đảm bảo số tiền hoàn thuế cho khách hàng của bạn là chính xác.

+ Luôn luôn cải tiến: Các doanh nghiệp không nên có lối suy nghĩ cứng nhắc mà phải luôn luôn đổi mới để có được các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Nếu bạn có kiểu suy nghĩ đại loại như: đó là cách chúng tôi vẫn thường làm, ngay lập tức bạn sẽ bị các đối thủ đánh bại. Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục tìm ra các giải pháp mới một cách nhanh nhất.

+ Lập kế hoạch kinh doanh: Một doanh nghiệp nên nhận thức tầm quan trọng của việc lên kế hoạch. Với một kế hoạch tốt, bạn có thể đạt thành công dễ dàng hơn. Kế hoạch đó giúp bạn xác định rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, dự tính chi phí và doanh thu, lường tính các rủi ro. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn biết được chiến lược kinh doanh của mình và làm thế nào để đạt được điều đó.

+ Luôn cập nhật và ứng dụng các tiến bộ mới nhất về khoa học kĩ thuật: Hãy luôn luôn đổi mới sản phẩm của bạn theo tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Hãy sử dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật như điểm khởi đầu để cải tiến sản phẩm, qui trình sản xuất và nâng cao danh tiếng của bạn. Cũng cần đổi mới cả phương thức hoạt động, từ cách định giá, xúc tiến bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phân phối.

 - Một số bài học rút ra được từ những thất bại của doanh nghiệp:

+ Có sản phẩm mang tính cạnh tranh: Năng lực kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng của sản phẩm và đưa ý tưởng vào thực tế thị trường. Đây là một yếu tố cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp. Các yếu tố khác không thể thay thế và chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cả các sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể. Sẽ chẳng giúp ích được gì cho nhà doanh nghiệp nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. Doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn.

+ Chi tiêu cá nhân của chủ doanh nghiệp quá lớn: Nhiều nhà doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ lầm tưởng mình cũng có quyền hưởng một thu nhập cố định như nhân viên. Dường như nhiều nhà doanh nghiệp không biết hoặc biết mà quên rằng mình chỉ được hưởng những gì còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ mọi chi phí và đầu tư. Phần còn lại này đối với thời kỳ đầu của doanh nghiệp là không nhiều, thậm chí rất ít, trong khi thu nhập của nhân viên ổn định. Nhiều nhà doanh nghiệp nhận biết quá muộn vì sao các ngân hàng dễ dãi chấp thuận các khoản vay của doanh nghiệp, trong đó có cả phần sử dụng cho mục đích cá nhân như cải tạo nâng cấp nhà riêng, biệt thự của nhà doanh nghiệp. Suy cho cùng điều đó càng làm tăng thêm giá trị tài sản thế chấp là bất động sản của doanh nghiệp tại ngân hàng.

+ Chỉ nghĩ đến doanh số: Rất nhiều nhà doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh mở rộng qui mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. Doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn, hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tổ chức và điều hành quy mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phát sinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị sao nhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có. Làm gì với số tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? Doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy. Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận. Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Mục tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

Bài 6: Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Bài 7: Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự

Bài 10: Pháp luật hình sự với người chưa thành niên

1 960 12/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: