Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Bài 7.

1 580 lượt xem


Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Mở đầu trang 37 Chuyên đề KTPL 10Em hãy chia sẻ ý kiến của mình về nhận định: Khi xây dựng được quy trình khoa học, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo em, việc xây dựng quy trình tổ chức, hoạt động có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:      

- Em đồng tình với nhận định: Khi xây dựng được quy trình khoa học, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Theo em, việc xây dựng quy trình tổ chức, hoạt động có ý nghĩa vô cùng lớn đối với doanh nghiệp nhỏ. Vì nó giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu kinh doanh có trật tự và hợp lý hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý quy trình kinh doanh cũng như cải thiện hiệu quả và năng suất của tổ chức.

- Nếu một doanh nghiệp xây dựng được cho mình một quy trình tổ chức, hoạt động khoa học, chi tiết thì doanh nghiệp đó sẽ nhanh chóng đạt được các mục tiêu đề ra và giảm thiểu rui ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Khám phá

1. Quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 37 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

Tình huống. Thấy nhu cầu về hàng điện máy của người dân tăng cao, anh D có ý định thành lập một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh hàng điện máy tại thị xã. Anh D trao đổi việc này với bạn anh là anh T về ý định thành lập một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh hàng điện máy nhưng chưa biết cần phải chuẩn bị những gì, cũng chưa hiểu rõ về thủ tục, quy trình thành lập doanh nghiệp mới như thế nào, đăng kí thành lập doanh nghiệp ở đâu? Anh T cho rằng, để đăng kí thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, sau đó tiến hành đăng kí kinh doanh.

Câu hỏi:

a) Khi quan sát các hình ảnh trên, em liên tưởng đến các bước nào trong quy trình hình thành doanh nghiệp nhỏ?

b) Em hãy nhận xét ý kiến của anh T trong tình huống trên.

c) Em hãy cùng bạn tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành để giúp anh D hiểu rõ về quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu a) Khi quan sát các hình ảnh trên, em liên tưởng đến các bước sau trong quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ.

- Bước chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

- Bước đăng kí thành lập doanh nghiệp

- Bước hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Yêu cầu b) Nhận xét: Ý kiến của anh T đúng nhưng đủ khi cho rằng để đăng kí thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, sau đó tiến hành đăng kí kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ cần trải qua 3 bước cơ bản:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

- Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp

- Bước 3: Hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Yêu cầu c) Theo quy định của pháp luật hiện hành quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ gồm các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới bao gồm giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lí của cá nhân (bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân công chứng không quá 6 tháng và còn hiệu lực).

- Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có thể đăng kí thành lập doanh nghiệp trực tiếp với cơ quan đăng kí kinh doanh (phòng Đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hay qua mạng thông tin điện tử.

- Bước 3: Hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn thiện thủ tục pháp lí sau khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp dưới dây và trả lời câu hỏi

Trường hợp. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chế biến nông sản của anh A đã tiến hành sản xuất kinh doanh bắt đầu từ việc chuẩn bị, mua sắm các yếu tố đầu vào phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị, doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất. Doanh nghiệp đã triển khai nhập nguyên liệu nông sản sạch để tiến hành chế biến bằng công nghệ hiện đại thành nhiều loại sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Trên cơ sở kế hoạch bán hàng được xây dựng, nhờ đã tìm hiểu thị trường kĩ càng và đẩy mạnh tiếp thị, lại sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lí, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm,... doanh nghiệp của anh A đã trở thành một đối tác đáng tin cậy trên thị trường, có một lượng khách hàng đông đảo.

Sau một năm kể từ khi đăng kí thành lập, doanh nghiệp của anh A đã có quy trình sản xuất tương đối ổn định. Doanh nghiệp đã tiếp tục sử dụng nguồn tiền thu được từ bán hàng sau khi đã trả những công nợ phải trả và thu hồi những công nợ phải thu kết hợp với nguồn vốn tích luỹ để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra một quy trình vận động liên tục giữa tiền và hàng của doanh nghiệp.

Câu hỏi:

a) Em hãy mô tả thứ tự và làm rõ nội dung các bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trên.

b) Em hãy cùng bạn sơ đồ hóa quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp đó.

Trả lời:

Yêu cầu a) Thứ tự và nội dung các bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trên:

- Bước 1 - Chuẩn bị yếu tố đầu vào: Chuẩn bị, mua sắm các yếu tố đầu vào phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các yếu tố đầu vào bao gồm nhà xưởng, văn phòng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động,…

- Bước 2 - Tiến hành sản xuất: Doanh nghiệp nhập nguyên liệu nông sản sạch để tiến hành chế biến bằng công nghệ hiện đại thành nhiều loại sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Bước 3 - Bán hàng và thu hồi vốn: Trên cơ sở kế hoạch bán hàng đã được xây dựng, tìm hiểu thị trường kĩ càng và đấy mạnh tiếp thị, doanh nghiệp A đã trở thành một đối tác đáng tin cậy trên thị trường, có một lượng khách hàng đông đảo.

Sau một năm kể từ khi đăng kí thành lập, doanh nghiệp của anh A đã có quy trình sản xuất tương đối ổn định, tiếp tục sử dụng nguồn tiền thu được từ bán hàng sau khi đã trả những công nợ phải trả và thu hồi những công nợ phải thu kết hợp với nguồn vốn tích lũy để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

Yêu cầu b) Sơ đồ quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

(*) Sơ đồ tham khảo

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

2. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng bạn sơ đồ hóa toàn bộ quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ thể hiện rõ 2 giai đoạn: giai đoạn thành lập và giai đoạn tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

Trả lời:

* Sơ đồ giai đoạn thành lập:

* Sơ đồ giai đoạn tổ chức, hoạt động

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng bạn thảo luận và làm rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

- Vị trí và vai trò của các bước:

+ Bước chuẩn bị các yếu tố đầu vào là bước không thể thiếu của doanh nghiệp khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh.  => Bước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi các yếu tố đầu vào chính là phương tiện giúp các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được nếu không có các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng, thiết bị, máy móc, lao động,…

+ Bước tiến hành sản xuất kinh doanh là điều kiện cần và đủ của quá trình sản xuất kinh doanh. => Bước này có vai trò là cầu nối giữa bước chuẩn bị các yếu tố đầu vào với bước bán hàng để thu hồi vốn. Các yếu tố đầu vào nếu đứng im thì sẽ không thể nào tạo ra sản phẩm, nó phải được người sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm bán cho thị trường, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn.

+ Bước bán hàng và thu hồi vốn là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. => Bước này có ý nghĩa vô cùng lớn giúp doanh nghiệp nhỏ thực hiện được mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn bán được nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

- Mối quan hệ: Ba bước cơ bản của quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

+ Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có các yếu tố đầu vào.

+ Để có thể bán hàng và thu hồi vốn thì buộc phải có sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất kinh doanh.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề KTPL 10Khi xây dựng quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, anh Q là chủ doanh nghiệp đã đưa ra các phương án tổ chức doanh nghiệp như sau:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

Anh Q băn khoăn không biết bố trí các bộ phận này sao cho dễ dàng để anh có thể kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp.

Em và các bạn hãy thảo luận mối liên hệ giữa các bộ phận tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên cho anh Q để anh có thể tổ chức quản lí doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa các bộ phận tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi bộ phận có một chức năng, vai trò riêng tuy nhiên các bộ phận đều có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Doanh nghiệp X nếu thiếu một trong các bộ phận trên thì sẽ khó có thể tổ chức, quản lí doanh nghiệp một cách hiệu quả.

- Lời khuyên cho anh Q: Anh Q nên phân chia mỗi bộ phận một người chịu trách nhiệm quản lí chính. Những quản lí bộ phận này có nghĩa vụ thực hiện sự chỉ đạo của anh Q và có quyền quản lí mọi công việc trong bộ phận của mình.

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng bạn lên ý tưởng một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với thực tiễn địa phương và thực hành lập quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp đó theo gợi ý sau:

- Xác định lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Dự kiến quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp. (Tham vấn ý kiến của giáo viên, chuyên gia để xác định các bước trong quy trình).

- Thiết kế các bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp dưới dạng đồ họa thông tin.

- Chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

Trả lời:

(*) Gợi ý: ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với thực tiễn địa phương:

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: quần áo trẻ em

- Dự kiến quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

+ Bước 1: Chuẩn bị yếu tố đầu vào

+ Bước 2: Tiến hành sản xuất

+ Bước 3: Bán hàng và thu hồi vốn

- Thiết kế các bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp dưới dạng đồ họa thông tin.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Cánh diều): Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

- Chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề KTPL 10Em hãy thực hiện một dự án nhỏ để tìm hiểu một bước (ví dụ như bước sản xuất, bán hàng,…) trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ cụ thể và viết báo cáo kết quả thu được.

Trả lời:

Gợi ý dự án nhỏ để thực hiện tìm hiểu một bước trong quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ cụ thể.

* Tên dự án: Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may mặc của doanh nghiệp A.

* Tìm hiểu bước sản xuất sản phẩm may mặc của doanh nghiệp A.

- Lên sơ đồ

+ Lên sơ đồ là việc sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước 1 lên bề mặt phẳng (vải) trước khi cắt sao cho tiết kiệm vải nhất có thể.

+ Đây là bước sẽ giúp giải đáp cho các vấn đề như với số lượng quần áo như vậy thì cần bao nhiêu vải, trải vải thành bao nhiêu lớp… Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi người thợ phải am hiểu về khổ vải, số lượng để có được những tính toán sao cho phù hợp.

+ Một người thợ có đủ năng lực và kinh nghiệm sẽ tìm ra được những phương pháp bố trí vừa giúp tiết kiệm vải vừa giúp giảm thời gian sản xuất quần áo. Việc lên sơ đồ có thể được thực hiện bằng các thao tác thủ công hoặc thông qua máy tính.

- Trải và cắt vải:

+ Sau khi đã lên sơ đồ như trên, việc tiếp theo cần làm là trải vải đúng như số lớp cũng như chiều dài trong sơ đồ. Đối với các xưởng may lớn, việc này có thể được thực hiện bằng máy móc. Ngược lại, ở những xưởng có quy mô nhỏ hơn thường được thực hiện thủ công (cần có ít nhất 2 người thực hiện công việc này).

+ Tiếp đến, người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh nhỏ để chuẩn bị cho khâu may quần áo. Công đoạn này yêu cầu sự tập trung cao, người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận để tạo nên những mảnh vải được cắt “chỉnh chu” nhất. Tương tự như một số bước khác thì cắt vải cũng có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy đều được.

+ Một trong những lý do các xưởng sản xuất thường chọn người có tay nghề lâu năm thực hiện việc này là nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị hư, thiếu hụt… và làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất quần áo.

+ Ngoài 2 công việc cơ bản đã nêu trên thì bước này còn bao gồm các công việc như hình ảnh hoạt tiết lên vải theo yêu cầu nếu có.

- May thành phẩm:

+ Tại bước này, người thợ sẽ sử dụng vải đã cắt và in hình ảnh sẵn như trên để ráp lại tạo thành sản phẩm quần áo. Để quy trình sản xuất được diễn ra đúng như kế hoạch đã đề ra, đòi hỏi người thợ phải tuân thủ nghiêm ngặt về mẫu mã như trong thiết kế.

+ Đối với các nhà sản xuất quần áo nhỏ sản xuất với số lượng ít, công việc ráp các mảnh vải này có thể được thực hiện bởi cùng 1 một người. Tuy nhiên, do số lượng quần áo sản xuất thường lớn nên việc này được chia thành từng nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm một vai trò riêng (Ví dụ: nhóm may thân áo, nhóm may cổ áo…)

- Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi đã may các mảnh vải rời lại thành sản phẩm quần áo hoàn chỉnh thì việc tiếp theo là cần “tân trang” lại cho nó. Để quần áo được sản xuất ra trông đẹp mắt hơn, hoàn thiện hơn thì quần áo được sản xuất cần ra cần mang đi làm sạch và sau đó mang đi là ủi cho phẳng phiu.

- Kiểm tra và đóng gói sản phẩm:

+ Trước khi bắt đầu giao sản phẩm cho khách hàng thì bộ phận kiểm tra của xưởng cần xem lại các sản phẩm quần áo đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa, có lỗi gì phát sinh hay không…

+ Sau đó, bộ phận tiếp theo sẽ tiến hành gấp và đóng gói quần áo lại và bắt đầu giao cho khách hàng.

+ Ngoài ra, bước kiểm tra còn được thực hiện xuyên suốt quy trình sản xuất quần áo để đảm bảo mọi thứ được diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch… và hạn chế được những sai sót gây tốn kém thời gian và chi phí.

- Viết báo cáo kết quả thu được.

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Mục tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

Bài 6: Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Bài 8: Kinh nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự

Bài 10: Pháp luật hình sự với người chưa thành niên

1 580 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: