Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào?

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào?

1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Theo đó, các trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ khi vi phạm dân sự được quy định như sau:

- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

2. Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?

Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào
Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào

Tại Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau:

- Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.

- Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Bên cạnh đó, tại Điều 355 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ như sau:

- Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.

- Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.

- Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

3.Trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự

3.1.Do sự kiện bất khả kháng

Trên thực tế, có nhiều trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện không phải do lỗi cố ý của bên vi phạm, mà do một sự kiện bất khả kháng mà không thể lường trước hoặc kiểm soát được. Thiệt hại xảy ra nằm ngoài dự tính, ý chí của các bên, vì vậy, pháp luật quy định trong trường hợp này, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đã xảy ra. Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

3.2.Thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền

Theo nguyên tắc chung, chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do lỗi của mình. Do đó, trong giao dịch dân sự nếu việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho bên kia, những việc không thể thực hiện đó hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự về thiệt hại đó. Xuất phát từ lẽ công bằng, không ai phải chịu trách nhiệm về lỗi của người khác. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mang nghĩa vụ, tránh trường hợp bên có quyền lợi dụng cơ hội cố ý gây thiệt hại để nhận bồi thường.

4. Quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Tại Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:

- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình;

Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

5. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình

Tại Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân như sau:

- Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

- Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015.

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 103 Bộ luật Dân sự 2015 theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tổng hợp các quy định về trách nhiệm dân sự

Thế nào là trách nhiệm dân sự? Các trách nhiệm dân sự đối với các nhân, tổ chức

Thời hạn thụ lý và giải quyết vụ án dân sự theo quy định pháp luật