- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Hành vi xâm phạm mồ mả và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
Mồ mả có thể hiểu một cách khái quát nhất chính là nơi chôn cất, an táng của người đã chết hay di vật của họ. Hành vi xâm phạm đến mồ mả chính là việc xâm phạm đến phần mộ của người khác nhằm gây hư hỏng, hủy hoại hay chiếm đoạt tài sản trong phần mộ được chôn cất. Điều kiện làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là tổ chức, cá nhân với lỗi cố ý gây hậu quả.
Thứ hai, hành vi được thực hiện phải là hành vi xâm phạm đến mồ mả một cách trái pháp luật dẫn đến hư hỏng, hủy hoại đến mồ mả như: đập phá, khai quật, di chuyển mồ mả trái với ý muốn của thân nhân người đã chết hoặc trái với quy định của pháp luật, đổ phế thải, uế tạp ngôi mộ, san lấp, làm mất dấu tích ngôi mộ, ….
Thứ ba, có thiệt hại phát sinh do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thể hiện rõ về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu quả, cụ thể:
– Hành vi xâm phạm mồ mả dẫn đến hư hỏng, hủy hoại và phát sinh chi phí thực tế để khắc phục hậu quả và bồi thường.
– Hành vi xâm phạm mồ mả gây tổn thất về tinh thần cho thân nhân của người chết, do đó phát sinh trách nhiệm đền bù về tổn thất tinh thần.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, việc thực hiện bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả phải dựa trên cơ sở nguyên tắc bồi thường như sau:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
– Mức bồi thường và hình thức, phương thức bồi thường được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như bồi thường bằng tiền, hiện vật, bồi thường một hoặc nhiều lần,…trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Tính kịp thời khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thể hiện qua việc Tòa án phải giải quyết trong thời gian pháp luật quy định và trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ hai, trong trường hợp người gây ra thiệt hại khi xâm phạm mồ mả gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường của mình nhưng không có lỗi hoặc do lỗi vô ý thì có thể được giảm về mức bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả có thể được thay đổi bởi Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của một trong các bên khi có căn cứ cho thấy mức bồi thường đó không còn phù hợp.
Thứ tư, nếu trong trường hợp thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm có lỗi của thân nhân người chết, hoặc do người có trách nhiệm quản lý, bảo quản mồ mả không áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại,…thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.
3. Phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
5. Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Căn cứ theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:
“Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, người thực hiện hành vi xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bồi thường sau đây:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại về tài sản: Trên cơ sở hậu quả do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra, người thực hiện hành vi phải có trách nhiệm bồi thường các chi phí để nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại một cách hợp lý:
– Chi phí để tính bồi thường phải dựa trên cơ sở thiệt hại phát sinh trên thực tế và quy đổi được bằng tiền.
– Một số loại chi phí phát sinh khi có hành vi xâm phạm mồ mả như vật liệu liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra, chi phí bảo quản thi thể, hài cốt,…nếu việc xâm phạm mồ mả có tác động nghiêm trọng,…
Thứ hai, trách nhiệm bù đắp về tổn thất tinh thần cho thân nhân của người chết do hành vi xâm phạm mồ mả đã gây ra:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên tự thỏa thuận tuy nhiên mức tối đã không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
– Chủ thể được bồi thường về tổn thất tinh thần là những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết. Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
6. Xâm phạm mộ của người khác bị xử lý hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 319 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt”.
Như vậy, khung hình phạt cho hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt nhẹ nhất là phạt cải tạo không tạm giam đến 02 năm và hình phạt nặng nhất là phạt tù đến 02 năm. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt của người khác còn phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cây cối nhà hàng xóm gãy, đổ gây ra thiệt hại có được bồi thường hay không?
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra