- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Căn cứ bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
Thi thể được hiểu là xác của một cá nhân đã chết. Việc xâm phạm thi thể được hiểu là người gây thiệt hại chiếm đoạt một bộ phận trong thi thể của người chết với mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của chính người đó khi còn sống hoặc đại diện gia đình người chết.
Theo nguyên tắc chung, con người không chỉ được pháp luật bảo hộ khi còn sống, mà còn được bảo hộ ngay cả khi họ đã chết. Theo đó, khi một người chết đi, thi thể của họ được pháp luật bảo vệ và không ai có quyền xâm phạm. Vì vậy, khi chủ thể có hành vi xâm phạm thi thể của người đã chết thì bị xem là hành vi trái pháp luật và chịu trách nhiệm bồi thường. Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể như sau:
“Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
2. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
Xâm phạm thi thể là hành vi của chủ thể tác động, chiếm đoạt các bộ phận trong thi thể của người đã chết mà không được sự đồng ý của chính người đó hoặc đại diện gia đình người đã chết. Quy định về bồi thường do xâm phạm thi thể là quy định đặc biệt so với những quy định về các trường hợp bồi thường thiệt hại khác, bởi đối tượng bị thiệt hại không phải là người sống mà là người đã chết hay nói cách khác đó chính là thi thể. Căn cứ vào quy định trên, quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm các nội dung sau:
- Một là, chủ thể phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định trên, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân có hành vi xâm phạm thi thể của người khác. Cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 586 BLDS năm 2015 thì bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể mà không có sự đồng ý của người đã chết hoặc đại diện gia đình. Riêng đối với pháp nhân, việc xâm phạm thi thể được thực hiện thông qua hành vi của con người, mà người đó thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của pháp nhân, phục vụ cho lợi ích của pháp nhân đó. Ví dụ: bác sĩ của bệnh viện lấy tim của bệnh nhân vừa qua đời để hiến cho bệnh nhân khác mà không có sự đồng ý của chính người đó khi còn sống.
- Hai là, xác định thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm thi thể được xác định theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định mức thiệt hại và mức bồi thường mà chủ thể vi phạm phải bồi thường. Cụ thể, thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm:
(1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Các khoản chi phí này bao gồm những chi phí thực tế mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra để khắc phục, hạn chế thiệt hại như các chi phí cho việc tìm kiếm thi thể hoặc các bộ phận của thi thể đã bị chiếm đoạt; chi phí bảo quản, vận chuyển thi thể, bộ phận thi thể đã bị chiếm đoạt; chi phí cho việc giám định, xét nghiệm;…Đây là những thiệt hại về vật chất, có thể xác định cụ thể.
(2) Ngoài thiệt hại về vật chất, khi chủ thể có hành vi xâm phạm thi thể còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho người thân thiết của người bị hại. Vì vậy, chủ thể vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền nhằm bù đắp thiệt hại về tinh thần của những người thân thiết với người bị thiệt hại. Theo đó, người được hưởng bồi thường là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, con cái, vợ chồng của người đã chết. Trong trường hợp không có những người này, thì người được hưởng khoản tiền tốn thất tinh thần là người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần mang tính trừu tượng, vậy nên rất khó để xác định mức tổn thất về tinh thần. Vì vậy, để xác định mức thiệt hại về tinh thần và mức bồi thường tương ứng pháp luật quy định các bên có thể tự thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ví dụ: Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B về hành vi xâm phạm thi thể, nhưng giữa A và B không thoả thuận được khoản tiền này. Do vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Theo quy định hiện nay của pháp luật về tiền lương, thì mức lương tối thiểu là 1.800.000 đồng/tháng x 30 tháng = 10.500.000đồng Như vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B là 10.500.000đồng. |
3. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại khi bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được hiểu như thế nào?
Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể chỉ đề cập đến việc người xâm phạm phải bồi thường “Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” và không cho chúng ta biết cụ thể những chi phí này bao gồm những loại chi phí nào. Còn Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP thì bỏ ngỏ, không hướng dẫn như thế nào là chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại khi thi thể bị xâm phạm.
Thực ra, đây là tính hợp lý cho những khoản chi phí mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra để lo chi phí cho việc thi thể bị xâm phạm như: chi phí cho việc tìm kiếm, thuê người, thuê các phương tiện, máy móc để phục vụ hoạt động tìm kiếm bộ phận nào đó của thi thể mà người xâm phạm chiếm đoạt hoặc phi tang nhằm che giấu hành vi vi phạm hoặc các khoản chi phí khác có liên quan đến việc hạn chế, khắc phục thiệt hại của thi thể bị xâm phạm. Do pháp luật không quy định cụ thể về những khoản chi phí này như thế nào cho nên chúng ta có thể hiểu những khoản chi phí mà điều luật quy định phải mang tính hợp lý.
Tính hợp lý của những khoản thiệt hại đó nghĩa là thực tế gia đình người bị thiệt hại đã chi phí cho việc xâm phạm đến thi thể, nhưng trong suốt quá trình chi phí họ không có chứng cứ chứng minh cho những khoản thiệt hại đó nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận và buộc người gây ra thiệt hại phải bồi thường.
Minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề nêu trên là Bản án số 513/2014/HSST ngày 05/12/2014 của TAND Tp H xét xử đối với bị cáo N.M.T về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và tội “Xâm phạm thi thể”. Qua thực tế xét xử của bản án nêu trên cho thấy mặc dù văn bản không quy định cụ thể như thế nào là chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại do thi thể bị xâm phạm, nhưng Tòa án đã chấp nhận và cho người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại được bồi thường những khoản chi phí có liên quan đến việc thi thể bị xâm phạm mà những chi phí đó không có chứng cứ chứng minh. Ở đây, Tòa án đã khai thác tính hợp lý của các loại chi phí mà gia đình người bị thiệt hại đã chi trả trong thực tế để chấp nhận cho họ được bồi thường. Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn phù hợp và cần được duy trì trong các vụ việc tương tự.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cây cối nhà hàng xóm gãy, đổ gây ra thiệt hại có được bồi thường hay không?
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra