- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Phương tiện giao thông (56)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Mẫu đơn (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Mức đóng BHXH (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Cây cối nhà hàng xóm gãy, đổ gây ra thiệt hại có được bồi thường hay không?
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải tiến hành khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
2. Cây nhà hàng xóm ngã, đổ gây thiệt hại cho gia đình mình thì có được bồi thường thiệt hại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.”
Thông thường, khi chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý cây cối có thỏa thuận.
Pháp luật Việt Nam không đưa ra một nguyên tắc cụ thể nào cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối dựa trên một số nguyên tắc như:
- Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: Theo nguyên tắc này, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối tài sản của mình, nhưng khi tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường;
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Theo nguyên tắc này, nếu chủ sở hữu cây cối không thực hiện nghĩa vụ phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây có nguy cơ đổ, gãy... theo quy định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 mà cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường;
- Nguyên tắc thỏa thuận, tức là giữa chủ sở hữu cây cối và người được giao quản lý cây cối có thể thỏa thuận về việc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra kể cả trong trường hợp cây cối đang do người đó quản lý.
3. Có được chặt cây nhà hàng xóm sắp đổ sang nhà mình không?
Căn cứ Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại như sau:
“Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại
1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.”
Đối chiếu quy định trên, việc cây cối nhà hàng xóm có nguy cơ gãy, đổ sang nhà bạn, có thể gây thiệt hại về người hoặc tài sản thì bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm phải chặt cây; trường hợp người đó không chặt cây, phá dỡ thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương cho chặt cây, chủ sở hữu cây cối phải chịu chi phí chặt cây.
4. Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo đảm an toàn đối với trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại
Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại thì:
- Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc gỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
- Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
- Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.
5. Ví dụ về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
A bán cho B 5 cây bạch đàn. B đã trả tiền và theo thoả thuận, B sẽ tự chặt chuyên chở. B thuê N và M chặt cây mang về xưởng cho mình. Đang chặt dở đến cây thứ 4, N và M mệt nên nghỉ. Không ngờ gió to, cây đổ làm sạt mái nhà bà C ở cạnh đó. Bà C bắt đền A phải bồi thường cho mình. A cho rằng N, M phải chịu trách nhiệm.
– Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
A bán cây cho B, theo thoả thuận, B đã trả tiền và sẽ tự chặt cây mang đi, vì vậy, B đã trở thành chủ sở hữu của 5 cây bạch đàn đó. Theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2015, “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Vì vậy, B có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do cây đổ gây thiệt hại cho bà C.
– N, M có phải chịu trách nhiệm gì không?
N, M là người được B thuê chặt cây và mang cây về xưởng, vì vậy, N, M là người làm công của B. Theo Điều 600 Bộ luật dân sự 2015, "Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”. Trong trường hợp này, N, M có lỗi bất cẩn, gây ra thiệt hại. Vì vậy, N, M phải liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền bồi thường cho B.
6. Bồi thường thiệt hại do cây đổi khi tham gia giao thông
Căn cứ theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Theo đó, “chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do cây xanh gãy đổ trên đường có thể khởi kiện Công ty cây xanh để yêu cầu bồi thường thiệt hại, căn cứ vào mức độ thiệt hại gồm tài sản, tính mạng, sức khỏe... được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong một số trường hợp, dù thiệt hại có xảy ra nhưng nạn nhân sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2, Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem cơ quan có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…).
Ngoài ra, Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định: “Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây”.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Về mức bồi thường cụ thể là theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 03 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả?
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra