Tổng hợp những quy định cần biết trong luật bảo hiểm xã hội hiện hành

Luật Bảo hiểm xã hội quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi gặp rủi ro. Để nắm rõ quyền lợi của mình, việc hiểu biết các quy định hiện hành trong luật bảo hiểm xã hội là rất cần thiết. Bài viết này sẽ tổng hợp những quy định quan trọng mà bạn cần biết.
Top những quy định NLĐ cần biết trong luật bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình
Top những quy định NLĐ cần biết trong luật bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là cơ chế an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do các tình huống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc qua đời. Sự bù đắp này dựa trên mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu dùng để theo dõi quá trình tham gia và hưởng các chế độ BHXH của người lao động. Sổ chứa các thông tin về thời gian làm việc, quá trình đóng và quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội, và là căn cứ chính để giải quyết các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội.

3. Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

BHXH gồm 2 loại chính:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là hình thức bảo hiểm mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia theo quy định của pháp luật. Nhà nước tổ chức và quản lý loại bảo hiểm này.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người dân tự chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với khả năng tài chính của mình. Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng nhằm giúp người tham gia có cơ hội hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất.

4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội có các quyền và trách nhiệm được nhà nước ghi nhận như sau:

4.1 Quyền của cơ quan bảo hiểm

Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4.2 Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm

Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Những quyền và trách nhiệm này giúp xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội công bằng và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý trong việc thực thi các quy định pháp luật liên quan.

Xem bài viết có liên quan:

Đóng bảo hiểm xã hội được 23 năm thì lương hưu mỗi tháng được bao nhiêu?

Các khoản trích theo lương năm 2024 của người lao động như thế nào?