Thủ tục nhận con nuôi nước ngoài mới nhất 2025
Thủ tục nhận con nuôi nước ngoài mới nhất 2025

1. Thủ tục nhận con nuôi nước ngoài mới nhất 2025

1.1. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận con nuôi;

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence-Freedom-Happiness

ĐƠN XIN NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM

LÀM CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

(Sử dụng cho trường hợp nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng)

APPLICATION FOR VIETNAMESE CHILD INTERCOUNTRY ADOPTION

(Used for adoption of a child living in institution)

Kính gửi: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp

To: Department of Adoption, Ministry of Justice

1. Phần khai về người nhận con nuôi/Information of adoptive parent(s)

Thông tin/Information

Ông/Mr

Bà/Mrs

Họ, chữ đệm, tên /Full name

Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth

Quốc tịch/Nationality

Giấy tờ tùy thân/Identity document[1]

Nơi cư trú/Place of residence

Điện thoại/ thư điện tử/Phone number/email

2. Nguyện vọng về trẻ em được nhận làm con nuôi/Desire for an adoptive child

Độ tuổi/Age:.......................................................................................................

Giới tính/Sex:........................................................................................................

Tình trạng sức khoẻ/Health status:...........................................................................................................

.....................................................................................................................

Các đặc điểm khác (nếu có)/other characteristics (if any):.............................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

3. Phần cam đoan/Declaration

Chúng tôi/tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc nhận con nuôi là tự nguyện, nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi. Chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi chúng tôi/tôi thường trú.

Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.

We/I hereby certify that the above statements are true and the adoption is voluntary, for the purpose of establishing a long-term, sustainable parent-child relationship in the best interest of the adoptive child. We/I commit to take care, nurture and educate the child like our/my biological child, and fulfill all parental obligations of toward the child in accordance with the law. We/I commit, within 03 years from the date of entrusment, every 6 months, to send reports on the development of the adoptive child (with photos) to the Department of Adoption, Ministry of Justice, and Representative Authority of Vietnam in the country where we/I permanently reside.

We/I would like to submit to the esteemed Department for consideration and approval of application.

Làm tại .................., ngày............... tháng .............. năm................

Done at…………,on........[day..........month.........year............]

ÔNG /Mr BÀ/Mrs

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

(Signature, full name) (Signature, full name)




[1] Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó/Specify type of document, number, issuing authority, and date.

Ví dụ: Hộ chiếu số 1089123 do Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia cấp ngày 02/02/2015.

For example: Passport No. 1089123, issued by the Ministry of Foreign Affair and International Cooperation of Italia, on 2/2/2015

  • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh sau và phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
    • Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
    • Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
    • Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
    • Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
    • Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

1.2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi thì thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
    • Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
    • Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam;
    • Trường hợp nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
  • Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ
    • Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
    • Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
    • Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
  • Bước 3: Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp
  • Bước 4: Bộ Tư pháp kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Trường hợp kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
    • Trường hợp người nhận con nuôi đích danh thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
  • Bước 5: Quyết định cho trẻ em được nhận con nuôi nước ngoài
    • Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
    • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
    • Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
    • Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp.
  • Bước 6: Giao nhận con nuôi

2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”

Như vậy, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng 2 điều kiện sau đây:

  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

3. Nuôi con nuôi là gì?

Căn cứ quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 thì có thể hiểu nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi; cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký; còn con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

  • Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
  • Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

Thủ tục nhận con nuôi nước ngoài mới nhất 2025
Thủ tục nhận con nuôi nước ngoài mới nhất 2025

5. Các hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi?

Căn cứ vào Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về các hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi như sau:

“Điều 13. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”

Như vậy, những hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong nhận nuôi con nuôi:

  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

6. Trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không mới nhất 2025?

Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người được nhận làm con nuôi như sau:

“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Theo đó, người được nhận làm con nuôi bao gồm:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
    • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi không thuộc đối tượng được nhận làm con nuôi. Điều đó đồng nghĩa, người trên 18 tuổi thì không được nhận làm con nuôi.

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. Con nuôi hợp pháp là gì?

Con nuôi hợp pháp là hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ nuôi. Tuy nhiên, không phải trường hợp con nuôi nào cũng được pháp luật công nhận và được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.

7.2. Con nuôi là còn gì?

Con nuôi là người được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bởi cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật. Quy định về quyền con nuôi: Theo Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

7.3. Cha mẹ phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?

Pháp luật nuôi con nuôi Việt Nam không quy định cụ thể độ tuổi tối đa của người nhận con nuôi mà chỉ quy định người nhận con nuôi phải hơn người được nhận làm con nuôi ít nhất 20 tuổi trở lên.

7.4. Dì ruột bao nhiêu tuổi được nhận cháu ruột làm con nuôi?

Đối tượng được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi, trường hợp cô chú nhận cháu ruột làm con nuôi thì độ tuổi của người cháu có từ 16 tuổi trở lên nhưng phải dưới 18 tuổi.

7.5. Thủ tục nhận con nuôi mất bao lâu?

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.