- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (67)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Biển báo giao thông (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
Phần đường và làn đường khác nhau như thế nào?
1. Phần đường và làn đường khác nhau như thế nào
Tại QCVN 41:2024/BGTVT có phân loại phần đường như sau:
- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
- Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.
- Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
Mặt khác, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
Như vậy, sự khác nhau giữa phần đường và làn đường chính là phần đường sẽ bao gồm làn đường, theo đó làn đường được hình bởi một phần đường chia theo chiều dọc của đường đảm bảo chiều rộng an toàn cho xe chạy.
2. Khi nào được chuyển làn đường?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau về chuyển làn đường:
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Như vậy, việc chuyển làn đường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.
- Người điều khiển phương tiện chỉ được chuyển làn đường ở những nơi có vạch kẻ phân làn đường và không có biển báo cấm chuyển làn. Mỗi lần chuyển làn, phương tiện chỉ được chuyển sang một làn đường liền kề. Trước khi chuyển làn, phải bật tín hiệu báo rẽ để các phương tiện xung quanh nhận biết và nhường đường nếu cần.
- Việc chuyển làn chỉ được thực hiện khi bảo đảm an toàn. Người điều khiển phương tiện phải quan sát kỹ lưỡng để bảo đảm khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước, phía sau và hai bên.
- Ngoài ra, các phương tiện cần tuân thủ đúng quy định về làn đường. Xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi trên làn đường bên trái, trong khi xe thô sơ phải di chuyển trên làn đường bên phải trong cùng. Nếu trên đường có làn đường dành riêng cho một loại phương tiện, các loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
3. Mức phạt lỗi đi sai làn đường bao nhiêu?
Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với lỗi đi sai làn như sau:
- Ô tô đi sai làn đường: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo điểm đ khoản 5 Điều 5. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5. Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng (theo điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5).
- Xe máy đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng theo điểm g Khoản 3 Điều 6. Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng theo điểm a Khoản 7 Điều 5. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng theo điểm c Khoản 10 Điều 6.
- Máy kéo, xe máy chuyên dùng đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (theo điểm c Khoản 3 Điều 7). Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (theo điểm a Khoản 7 và điểm b Khoản 10 Điều 7).
- Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện đi sai làn đường: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 8.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Đi thẳng ở làn rẽ trái đối với xe máy, mô tô phạt bao nhiêu tiền?
Đi thẳng làn đường rẽ trái sẽ bị phạt 400.000 - 600.000 đồng đối với xe máy, mô tô. Nếu gây tai nạn, mức phạt tăng lên 4.000.000 - 5.000.000 đồng kèm tước bằng lái 2-4 tháng.
4.2. Lấn làn xe máy phạt bao nhiêu?
Người điều khiển xe máy đi sai làn đường sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Bên cạnh đó, trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm lỗi sai làn đường và gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
4.3. Không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông
4.4. Lỗi cán vạch xương cá xe ô tô phạt bao nhiêu?
Lái xe đè lên vạch xương cá được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường, phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng đối với người lái xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường.
4.5. Không bằng lái xe phạt bao nhiêu?
Người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng. Đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đi sai làn đường là gì? Mức phạt lỗi đi sai làn đường bao nhiêu?
- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khi nào được chuyển làn đường? Khi chuyển làn đường thì bắt buộc có tín hiệu báo trước không?
- Làn đường là gì? 05 điều cần biết khi di chuyển trên làn đường mới nhất 2025