Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC gồm những gì? (ảnh 1)
Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC gồm những gì?

1. Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC gồm những gì?

Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về nội dung kiểm tra phòng cháy và chữa cháy, cụ thể gồm những nội dung sau đây:

  • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng.
  • Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo ngành nghề đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
  • Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điều 10 và Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

2. Thủ tục kiểm tra PCCC mới nhất 2025

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 8 Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, thủ tục kiểm tra an toàn về PCCC hiện nay được thực hiện như sau:

2.1. Đối với trường hợp kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy

  • Kiểm tra định kỳ:
    • Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo cho đối tượng được kiểm tra trước 03 ngày làm việc về: nội dung, thời gian và thành phần của đoàn kiểm tra.
    • Khi tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý của cơ sở đó biết. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu cấp quản lý của cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra và cung cấp các tài liệu, tình hình liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở được kiểm tra đó. Kết quả kiểm tra phải được thông báo cho cấp quản lý của cơ sở biết.
  • Kiểm tra đột xuất:
    • Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện việc kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đột xuất phải thông báo rõ ràng lý do cho đối tượng được kiểm tra.
    • Cán bộ và chiến sĩ công an nhân khi thực hiện việc kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp.
    • Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy đã được thông báo và phải bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc cùng với cơ quan/người có thẩm quyền kiểm tra.

2.2. Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy chữa cháy

  • Kiểm tra định kỳ: Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy trước khi thực hiện việc kiểm tra định kỳ phải thông báo trước cho đối tượng được kiểm tra 03 ngày làm việc về: nội dung, thời gian và thành phần của đoàn kiểm tra.
  • Kiểm tra đột xuất:
    • Cơ quan/người có thẩm quyền trước khi thực hiện việc kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đột xuất phải thông báo rõ ràng lý do cho đối tượng được kiểm tra.
    • Cán bộ và chiến sĩ công an nhân khi thực hiện việc kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp.
    • Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy chữa cháy, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy đã được thông báo và phải bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc cùng với cơ quan/người có thẩm quyền kiểm tra.

3. Đối tượng nào phải kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Thủ tục kiểm tra PCCC mới nhất 2025 (ảnh 3)

Đối tượng nào phải kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Căn cứ Quy định tại Điều 11 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về các đối tượng phải kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy như sau:

  • Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy (sau đây gọi là cơ sở) bao gồm: nhà, công trình, địa điểm được sử dụng để ở, sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, làm việc hoặc mục đích khác, được xây dựng, hoạt động theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Trong một cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong một cơ sở có thể có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức.
  • Nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh;
  • Phương tiện giao thông có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là phương tiện giao thông) bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện thủy nội địa, tàu biển được sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải để vận tải hành khách, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; trường hợp là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận tải hành khách thì phải trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
  • Công trình xây dựng trong quá trình thi công

4. Khi nào kiểm tra phòng cháy chữa cháy?

Quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam được thể hiện trong Điều 16, khoản 3 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Theo quy định này, kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy được thực hiện thông qua 03 mốc thời gian sau: kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất.

- Kiểm tra thường xuyên: Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

  • Kiểm tra định kỳ một năm một lần: đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
  • Kiểm tra đột xuất: khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

5. 04 trường hợp kiểm tra đột xuất PCCC mới nhất 2025

Căn cứ Quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về PCCC).
  • Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136./2020/NĐ-CP.
  • Phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.
  • Khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. 03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?

Căn cứ Điều 46 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

Điều 46. Chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

"1. Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.

3. Người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định sau đây:

[.....]"

Như vậy, 03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy chữa cháy từ 01/7/2025 như sau:

  • Chế độ bồi dưỡng

Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

  • Được khen thưởng và đền bù

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.

  • Chế độ đối với người bị tai nạn, bị thương, chết

Người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định sau đây:

    • Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
    • Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí;
    • Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

6.2. Mỗi cá nhân có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?

Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

  • Chấp hành quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
  • Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ;
  • Phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép;
  • Tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được cơ quan, người có thẩm quyền huy động; chấp hành yêu cầu, quyết định của người chỉ huy chữa cháy, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

6.3. Chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ 1/7/2025?

Căn cứ Điều 4 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

  • Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở, vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực, chế độ, chính sách, các điều kiện hoạt động cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.
  • Huy động, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư, xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu tại những nơi bố trí đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và nguồn nhân lực thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bố trí lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng địa bàn cơ sở; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng, tham gia, duy trì các mô hình an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cộng đồng.
  • Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật căn cứ vào tính chất, mức độ đóng góp.

6.4. Quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh từ ngày 01/7/2025?

Tại Điều 21 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh như sau:

    • Nhà ở không thuộc loại hình là nhà ở có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó; nhà ở trong danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
      • Lắp đặt, sử dụng thiết bị điện bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;
      • Bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.
  • Nhà ở không thuộc loại hình nêu trên thì phải bảo đảm các điều kiện về chữa cháy, thoát nạn sau đây:
    • Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn;
    • Bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn.
  • Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định;
  • Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở

6.5. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ?

Tại Điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ bao gồm:

  • Cố ý gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố hoặc kích động, xúi giục, dụ dỗ người khác gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.
  • Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối lực lượng thực hiện nhiệm vụ và người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
  • Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Làm giả, làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
  • Báo cháy giả; báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả.
  • Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hàng hóa, chất, vật phẩm nguy hiểm về cháy, nổ.
  • Chuyển đổi, bổ sung công năng sử dụng công trình, hạng mục công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  • Kinh doanh phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có chất lượng không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn đã được trang bị theo quy định; cản trở lối thoát nạn; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, đường thoát nạn, ngăn cháy lan.
  • Lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

6.6. Cơ quan nào là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy?

Tại Điều 7 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

3. Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương. Tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này."

Như vậy, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là Bộ Công an.

6.7. 05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025?

Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về 05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025 như sau:

  • Chấp hành quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng.
  • Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ.
  • Phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.

6.8. Trách nhiệm chữa cháy được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về trách nhiệm chữa cháy như sau:

  • Người phát hiện cháy, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chữa cháy trong điều kiện, khả năng cho phép.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tổ chức chữa cháy thuộc phạm vi quản lý; huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền tham gia chữa cháy theo đề nghị của người chỉ huy chữa cháy.
  • Cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp tham gia chữa cháy ngay khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền hoặc người chỉ huy chữa cháy; điều động người và phương tiện thuộc phạm vi quản lý đến nơi xảy ra cháy để tham gia, hỗ trợ chữa cháy khi được huy động.
  • Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi nhận được tin báo cháy thuộc phạm vi quản lý hoặc nhận được mệnh lệnh, quyết định huy động phải kịp thời đến chữa cháy.
  • Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy; tham gia chữa cháy; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.
  • Ủy ban nhân dân địa phương giáp ranh với địa phương nơi xảy ra cháy có trách nhiệm huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc phạm vi quản lý tham gia chữa cháy khi người chỉ huy chữa cháy đề nghị.
  • Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về trách nhiệm chữa cháy đối với công trình, cơ sở, phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng; phối hợp với Bộ Công an tổ chức chữa cháy đối với công trình lưỡng dụng theo quy định của Chính phủ.

6.9. Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngày mấy?

Căn cứ Điều 12 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:

Điều 12. Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Ngày 04 tháng 10 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.

Ngày 04 tháng 10 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.

Như vậy, hằng năm vào ngày 04 tháng 10 sẽ là ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ,