Năm 2025 điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Năm 2025 điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

1. Năm 2025 điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Theo Điều 73 Luật BHXH 2014 (hiệu lực đến 01/07/2025) và Điều 98 Luật BHXH 2024 (hiệu lực từ 01/07/2025), quy định điều kiện hưởng lương hưu BHXH tự nguyện như sau:

  • Độ tuổi: đủ 61 tuổi 3 tháng đối với nam; đủ 56 tuổi 8 tháng (đối với nữ)
  • Số năm đóng BHXH: từ đủ 20 năm (trước 01/07); từ đủ 15 năm (từ 01/07)

2. Cách tính lương hưu người tham gia BHXH tự nguyện mới nhất 2025

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện được tính như sau:

“Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội".

Do đó, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện là:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Tỷ lệ hưởng được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
    • Lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
    • Lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
  • Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

"Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng".

Ví dụ: Tính đến tháng 04/2025, ông A đủ tuổi về hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (61 tuổi 3 tháng). Ông đã đóng BHXH tự nguyện với mức đóng bình quân là 2,5 triệu đồng/tháng, tính đến thời điểm đủ tuổi về hưu là 24 năm.

  • Tỷ lệ hưởng của ông A như sau:
    • 20 năm đầu tham gia sẽ được hưởng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
    • Từ năm thứ 21 đến năm thứ 24 là 04 năm được hưởng thêm: 4 x 2% = 8%
    • Tổng 02 tỷ lệ là: 45% + 8% = 53% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông A: được tính bằng mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Toàn bộ thời gian ông K đóng với mức 2,5 triệu đồng/ tháng nên mức bình quân là 2,5 triệu đồng
  • Vậy, mức hưởng lương hưu của ông K = 53% x 2,5 triệu đồng = 1,325 triệu đồng/tháng.
Cách tính lương hưu người tham gia BHXH tự nguyện mới nhất 2025
Cách tính lương hưu người tham gia BHXH tự nguyện mới nhất 2025

3. Mức lương hưu tối đa năm 2025 là bao nhiêu? Đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng tỉ lệ tối đa lương hưu 2025?

Đối với lao động nữ, mức lương hưu tối đa người lao động được hưởng là 75% bình quân lương tháng đóng BHXH tương đương với đóng đủ 30 năm BHXH.

Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu khi đóng BHXH từ đủ 20 năm thì mức lương hưu tối đa người lao động được hưởng là 75% bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng 35 năm đóng BHXH; trường hợp nghỉ hưu khi đóng đủ 15 đến dưới 20 năm BHXH từ 01/07/2025 thì mức lương hưu tối đa là 44% bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH.

Theo Khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 áp dụng đến trước 01/07/2025:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.

Theo Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 áp dụng từ 01/07/2025:

“Điều 66. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:

a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%”.

4. Ai được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu? Năm 2025 mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là bao nhiêu?

Theo Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (tức là đóng BHXH trên 30 năm đối với nữ và trên 35 năm đối với nam) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Công thức tính như sau:

  • Đối với lao động nữ, mức hưởng 75% tương đương với đóng đủ 30 năm BHXH, do đó công thức tính trợ cấp 1 lần là:

Trợ cấp 1 lần = (A – 30) x 0,5 x Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

  • Đối với lao động nam, mức hưởng 75% tương ứng 35 năm đóng BHXH, nên công thức tính là:

Trợ cấp 1 lần = (A – 35) x 0,5 x Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Ví dụ: Giả sử người lao động là nam đã tham gia BHXH 40 năm (A = 40), và bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của họ là 7 triệu đồng.

Trợ cấp 1 lần = (A-35) x 0,5 x 7.000.000 = (40-35) x 0,5 x 7.000.000 = 17.500.000 đồng

Kết quả: Với 40 năm đóng BHXH và bình quân tiền lương tháng đóng là 7 triệu đồng, người lao động sẽ nhận được 17.500.000 đồng trợ cấp 1 lần.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa 2025 là bao nhiêu?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.

Lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.

5.2. Đóng BHXH 21 năm có được rút BHXH 1 lần không?

Người đóng BHXH 21 năm không được rút BHXH 1 lần, vì theo quy định hiện nay, người đóng BHXH chưa đủ 20 năm mới được rút BHXH 1 lần.

5.3. Có được đóng thêm BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu tối đa không?

Người lao động được đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu tối đa khi không còn đón BHXH bắt buộc nữa.

5.4. Người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương không?

Trước 01/07/2025, chỉ có lao động nữ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu. Sau 01/07/2025, tất cả lao động nam và lao động nữ đóng BHXH 15 năm đều có thể hưởng lương hưu.