Chương II Nghị định 134/2015/NĐ-CP: Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Số hiệu: | 134/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | 14/01/2016 | Số công báo: | Từ số 65 đến số 66 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện như chế độ hưu trí, chế độ tử tuất; Quỹ Bảo hiểm xã hội được ban hành ngày 29/12/2015.
1. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được Nghị định 134 quy định như sau:
- Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
+ Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+ Theo Nghị định số 134/2015, nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+ Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Xem chi tiết bảng tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP .
2. Quỹ bảo hiểm xã hội
Thủ tục đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo Nghị định số 134 năm 2015:
- Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai tham gia BHXH.
- Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ như trên cho cơ quan BHXH;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ . Trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị định 134 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
a) Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu |
Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 |
16 năm |
2019 |
17 năm |
2020 |
18 năm |
2021 |
19 năm |
Từ 2022 trở đi |
20 năm |
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:
a) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;
b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong đó thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).
4. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố.
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trừ đối tượng quy định Điểm i Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điểm c Khoản 2 Điều này thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội |
= |
|
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
x |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
+ |
Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
||||
|
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
+ |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên;
c) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
d) Người đang hưởng lương hưu.
3. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên.
4. Trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có thân nhân quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội thì việc xác định người nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
BENEFITS OF VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE
Section 1. RETIREMENT BENEFITS
Article 3. Monthly retirement pension
The monthly retirement pension as prescribed in Article 74 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. The monthly retirement pension equals the rate of monthly retirement pension multiplied by the average monthly income on which social insurance premiums are based.
2. The rate of monthly retirement pension shall be calculated as follows:
a) For employees who retire from January 1, 2016, to before January 1, 2018, the rate of monthly retirement pension equals 45%, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall then be increased by 2%, for men, or 3%, for women, for each additional year of social insurance premium payment, but the total rate must not exceed 75%;
b) For female employees who retire from January 1, 2018 onwards, the rate of monthly retirement pension equals 45%, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall then be increased by 2% for each additional year of social insurance premium payment, but the total rate must not exceed 75%;
c) For male employees who retire from January 1, 2018 onwards, the rate of monthly retirement pension equals 45%, corresponding to the number of years of social insurance premium payment listed in the Table below, which shall then be increased by 2% for each additional year of social insurance premium payment, but the total rate must not exceed 75%:
Year of retirement |
Number of years of social insurance premium payment corresponding to the rate of monthly retirement pension of 45% |
2018 |
16 years |
2019 |
17 years |
2020 |
18 years |
2021 |
19 years |
From 2022 onward |
20 years |
Article 4. The average monthly income on which social insurance premiums are based
The average monthly income as prescribed in Article 79 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. The average monthly income on which social insurance premiums are based is the average of monthly incomes for which social insurance premiums have been paid in the entire period of premium payment.
2. Monthly incomes for which social insurance premiums have been paid used as a basis for calculation of the average monthly income on which social insurance premiums are based as prescribed in Clause 1 of this Article shall be adjusted as follows:
a) The adjusted monthly income for which social insurance premiums have been paid in a year equals the monthly income for which social insurance premiums have been paid in a year multiplied by the indexing factor of that year;
b) The indexing factor shall be calculated according to the average annual consumer price index announced every year by the General Statistics Office and determined by the following formula:
Indexing factor of year t |
Average annual consumer price index of the year preceding the year a voluntary social insurance participant is entitled to social insurance payout compared to 2008 |
Average annual consumer price index of year t compared to 2008 |
Where:
- t: any year in the period;
- The indexing factor of year t shall be rounded to the nearest one hundredth and shall not fall below 1 (one).
3. In case a voluntary social insurance participant pays a lump-sum premium for the remaining years as prescribed in Point e, Clause 1, Article 9 of this Decree, the average monthly income on which social insurance premiums are based shall be calculated as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article and multiplied by the indexing factor of 1 (one).
4. Annually, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall prescribe the indexing factor applied to voluntary social insurance participants, according to Clause 2 of this Article and the average annual consumer price index announced by the General Statistics Office.
Article 5. Retirement benefits for persons who previously paid compulsory social insurance premiums
The retirement benefit for persons who previously paid compulsory social insurance premiums set forth in Article 71 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. The period of time over which compulsory social insurance premiums and voluntary social insurance premiums are paid shall be used for calculation of retirement pension, except for period of time for which lump-sum social insurance payout is paid.
2. Eligibility requirements for retirement pension
Voluntary social insurance participants are entitled to retirement pension in one of the following cases:
a) A person who has paid voluntary social insurance premiums for at least 20 years will receive retirement pension at the age of 60 (for men) or 55 (for women), except the case prescribed in Point b of this Clause;
b) For those who have paid compulsory social insurance premiums for at least 20 years, the eligible requirement ages for receiving retirement pension are specified in Clauses 1, 2 or 4, Article 54, and Article 55, of the Law on Social Insurance;
c) For the female employees who work full time or part time at the People’s Committees of communes, participate in compulsory social insurance and are eligible for retirement pension as prescribed in Clause 3, Article 54 of the Law on Social Insurance but reserve the time of payment of social insurance premiums and continue to participate in voluntary social insurance, they shall be entitled to their retirement pension upon request.
3. The monthly retirement pension equals the rate of monthly retirement pension multiplied by the average monthly salary and income on which social insurance premiums are based set forth in Clause 4 of this Article 4.
For voluntary social insurance participants who have paid compulsory social insurance premiums for 20 or more years, except those described in Point i, Clause 1, Article 2 of the Law on Social Insurance and Point c, Clause 2 of this Article, the monthly retirement pension at least equals the statutory pay rate at the time of retirement pension payment.
4. The average monthly salary and income on which social insurance premiums are based for calculation of retirement pension and lump-sum payout shall be calculated according to the following formula:
The average monthly salary and income on which social insurance premiums are based |
= |
|
The average monthly salary on which compulsory social insurance premiums are based |
x |
Total months of payment of compulsory social insurance premiums |
+ |
Total monthly incomes on which voluntary social insurance premiums are based |
||||
|
Total months of payment of compulsory social insurance premiums |
+ |
Total months of payment of voluntary social insurance premiums |
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Where:
- The average monthly salary on which compulsory social insurance premiums are based must comply with Article 62 and Article 63 of the Law on Social Insurance.
- The total monthly incomes on which voluntary social insurance premiums are based is the total monthly incomes on which voluntary social insurance premiums are based multiplied by the indexing factor as prescribed in Clause 2 and Clause 3, Article 4 of this Decree.
5. The lump-sum retirement pension upon retirement shall be calculated as prescribed in Article 75 of the Law on Social Insurance: half of the average monthly salary and income on which social insurance premiums are based as prescribed in Clause 4 of this Article for each year of social insurance premium payment in excess of the number of years corresponding to the retirement pension rate of 75%.
6. Lump-sum social insurance payout shall be provided in accordance with Article 7 of this Decree. The lump-sum social insurance payout shall be calculated according to the average monthly salary and income on which social insurance premiums are based as prescribed in Clause 4 of this Article.
Article 6. Time for retirement pension payment
1. Retirement pension payment shall begin from the month succeeding the month a voluntary social insurance participant is eligible for retirement pension payment as prescribed in Article 73 of the Law on Social Insurance and Clause 2, Article 5 of this Decree.
2. In case a voluntary social insurance participant pays a lump-sum premium for the remaining years as prescribed in Point e, Clause 1, Article 9 of this Decree in order to be eligible for retirement pension payment, the time for retirement pension payment shall begin from the month succeeding the month in which he/she has paid a lump-sum premium for the remaining years.
Article 7. Lump-sum social insurance payout
1. Voluntary social insurance participants are entitled to lump-sum social insurance payout under Article 77 of the Law on Social Insurance and the Resolution No. 93/2015/QH13 of the National Assembly dated June 22, 2015, on implementing the policy on lump-sum social insurance payout to the employees.
2. An application for lump-sum social insurance payout shall be processed in accordance with Article 109 of the Law on Social Insurance.
3. Applications for lump-sum social insurance payout shall be processed in accordance with Clause 3 and Clause 4, Article 110 of the Law on Social Insurance.
Article 8. Death benefits for family of voluntary social insurance participants who died and previously paid compulsory social insurance premiums for a period of time
Death benefit received by family of a voluntary social insurance participant who died or is declared dead by the court and previously paid compulsory social insurance premiums for a period of time under Article 71 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. The period of time over which compulsory and voluntary social insurance premiums are paid shall be used for calculation of death benefits, excluding the time for calculation of lump-sum social insurance payout.
2. The person in charge of funeral of a voluntary social insurance participant are entitled to a funeral allowance which equals 10 times the statutory pay rate of the month in which this participant dies or is declared dead by the court, in one of the following cases:
a) The voluntary social insurance participant has paid compulsory social insurance premiums for 12 months or more;
b) The voluntary social insurance participant has paid social insurance premiums for at least 60 months;
c) The voluntary social insurance participant has resigned and is currently receiving monthly occupational accident benefits or occupational disease benefits;
d) The voluntary social insurance participant is currently receiving retirement pension.
3. In the cases where a voluntary social insurance participant dies or is declared dead by the court, his/her relative set forth in Clause 2, Article 67 of the Law on Social Insurance is entitled to monthly death benefits under Article 68 of the Law on Social Insurance if:
a) The voluntary social insurance participant had paid compulsory social insurance premiums for 15 years or more but had not received lump-sum social insurance payout; or
b) The voluntary social insurance participant had suffered from whole person impairment of at least 61% and was receiving monthly occupational accident benefits or occupational disease benefits;
c) The voluntary social insurance participant had paid compulsory social insurance premiums for at least 15 years and was receiving retirement pension.
4. In the event a relative who is entitled to monthly death benefits described in Clause 3 of this Article wishes to receive lump-sum death benefits, he/she is entitled to such benefit described in Clause 2 or 3, Article 81 of the Law on Social Insurance, except for under-6 children, and children or spouses who suffer from whole person impairment of at least of 81% or more.
5. In the event a voluntary social insurance participant who dies or is declared dead by the court without any relatives set forth in Clause 6, Article 3 of the Law on Social Insurance, the person entitled to lump-sum death benefit shall be identified in accordance with the law on inheritance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực