Chương III Nghị định 134/2015/NĐ-CP: Quỹ bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 134/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | 14/01/2016 | Số công báo: | Từ số 65 đến số 66 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện như chế độ hưu trí, chế độ tử tuất; Quỹ Bảo hiểm xã hội được ban hành ngày 29/12/2015.
1. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được Nghị định 134 quy định như sau:
- Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
+ Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+ Theo Nghị định số 134/2015, nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+ Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Xem chi tiết bảng tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP .
2. Quỹ bảo hiểm xã hội
Thủ tục đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo Nghị định số 134 năm 2015:
- Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai tham gia BHXH.
- Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ như trên cho cơ quan BHXH;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ . Trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị định 134 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
a) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
c) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
1. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
2. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
1. Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.
1. Hồ sơ hưởng hỗ trợ của các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với trường hợp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
b) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân đối với trường hợp đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Giải quyết hưởng hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Article 9. Premium payment methods
The methods of payment of voluntary social insurance defined in Clause 2, Article 87 of the Law on Social Insurance are specified as follows:
1. Voluntary social insurance participants may select one of the following methods to make payment to the retirement and death benefit fund:
a) Payment every month;
b) Payment every 03 months;
c) Payment every 06 months;
d) Payment every 12 months;
dd) Lump-sum payment for up to 5 years;
e) Paying a lump sum premium for the remaining years: A person who has reach the statutory retirement age and has paid social insurance premiums for at least 10 years may pay a lump sum premium for the remaining years to be entitled to retirement pension.
2. In the event a social insurance participant who has reached the statutory retirement age and has paid social insurance premiums for less than 10 years may continue to pay periodic voluntary social insurance according to one of the methods described in Points a, b, c, d and dd, Clause 1 of this Article until the requirements of Point e Clause 1 of this Article are met and then pay a lump sum premium for the remaining years to be entitled to retirement pension.
The voluntary social insurance premiums described in Clause 1, Article 87 of the Law on Social Insurance and according to the payment methods described in Clause 1, Article 9 of this Decree are specified as follows:
1. The monthly premium equals 22% of the monthly income decided by the voluntary social insurance participant.
The monthly income decided by a voluntary social insurance participant must at least equal the poverty line in rural areas as prescribed by the Prime Minister and must not exceed 20 times the statutory pay rate at the time of payment.
2. The premium for every 3, 6 or 12 months equals the monthly premium set forth in Clause 1 of this Article multiplied by 3, 6, 12 respectively.
3. The lump-sum premiums for multiple subsequent years set forth in Point dd, Clause 1, Article 9 of this Decree equal the monthly premium multiplied by total number of months of these years and apply a discount at the social insurance fund’s average monthly investment interest rate announced by the Vietnam Social Security in the year preceding the year of payment.
4. The lump-sum premiums for the remaining years set forth in Point e, Clause 1, Article 9 of this Decree equals the total monthly premiums of the remaining period plus an interest at the social insurance fund’s average monthly investment interest rate announced by the Vietnam Social Security in the year preceding the year of payment.
5. In case a voluntary social insurance participant applies any of the payment methods as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article and during that period the Prime Minister adjusts the poverty line in rural areas, payment of the difference is not required.
6. In case a voluntary social insurance participant applies any of the payment methods prescribed in Points b, c, d, and dd, Clause 1, Article 9 of this Article, he/she shall have part of the paid premiums refunded if during that period he/she:
a) switches over from voluntary social insurance to compulsory social insurance;
b) receives lump-sum social insurance payout as prescribed in Article 7 of this Decree;
c) dies or is declared dead by the court.
The amount to be refunded to the voluntary social insurance participant in the case prescribed in Point a and Point b of this Clause or to his/her relative in the case prescribed in Point c of this Clause equals the paid premium amount corresponding to the remaining period of payment according to the abovementioned method and excludes the assistance provided by the State (if any).
Article 11. Change of payment method and monthly income on which voluntary social insurance premiums are based
Voluntary social insurance participant may change the payment method or monthly income on which voluntary social insurance premiums are based. This shall be made only after having completed the previously selected payment method.
Article 12. Time of premium payment
1. The time of payment of social insurance premiums according to the methods described in Points a, b, c and d, Clause 1, Article 9 of this Decree is specified as follows:
a) Within a month, for the method of payment every month;
b) Within 03 months, for the method of payment every 03 months;
c) Within the first 04 months, for the method of payment every 06 months;
d) Within the first 07 months, for the method of payment every 12 months;
2. The time of payment of social insurance premiums in the case of lump-sum premium payments for multiple subsequent years or lump-sum premium payments for the remaining years described in Point dd and Point e, Clause 1, Article 9 of this Decree is the time of registration of the premium payment method and monthly income on which premiums are based.
3. Past the time of social insurance premium payment prescribed in Clause 1 of this Article, if a voluntary social insurance participant fails to pay social insurance premiums, he/she shall be considered having suspended paying voluntary social insurance premiums. The person who suspends the payment of voluntary social insurance premiums and then wishes to continue the payment, he/she shall re-register with social insurance agencies the payment method and monthly income on which social insurance premiums are based. In the event he/she wishes to make payment for the months he/she suspends the payment, the amount of payment equals the total premiums of the months they suspend the payment, plus an interest at the social insurance fund’s average monthly investment interest rate announced by the Vietnam Social Security in the year preceding the year of payment.
Article 13. Procedures for change of premium payment method and monthly income on which voluntary social insurance premiums are based
1. Application for change of payment method and monthly income on which voluntary social insurance premiums are based includes:
a) The social insurance book;
b) The declaration form for social insurance participation.
2. Processing of applications for change of payment method and monthly income on which voluntary social insurance premiums are based.
a) The voluntary social insurance participant shall submit an application described in Clause 1 of this Article to a social insurance agency;
b) Within the day, the social insurance agency shall decide whether to grant the application, if the application is satisfactory, or reject it and provide explanation.
Article 14. Assistance with social insurance premiums for voluntary social insurance participants
1. Assistance rates and persons eligible for assistance:
A voluntary social insurance participant receives the State’s assistance with premiums in percentage (%) of monthly social insurance premiums based on the poverty line in rural areas as prescribed in Clause 1, Article 10 of this Decree, to be specific:
a) 30%, for a voluntary social insurance participant who is in a poor household;
b) 25%, for a voluntary social insurance participant who is in a near-poor household;
c) 10%, for other persons.
Agencies, organizations and individuals are encouraged to provide assistance with social insurance premiums for voluntary social insurance participants.
Based on socio-economic development conditions and State budget capacity in each period, the Government shall consider adjusting the assistance rates for voluntary social insurance participants as appropriate.
2. The duration of assistance must depend on the actual period of voluntary social insurance participation of each person but must not exceed 10 years (120 months).
3. Assistance methods:
a) A voluntary social insurance participant eligible for the assistance shall pay social insurance premiums within his/her payment responsibility to a social insurance agency or voluntary social insurance premium collection agent designated by a social insurance agency;
b) Every 3, 6 or 12 months, the social insurance agency shall make a list of those eligible for the assistance, premiums collected from these persons and the sum provided by the State budget according to the form issued by the Vietnam Social Security after reaching agreement with the Ministry of Finance, and submit the list to a finance authority for transferring the expenses to the social insurance fund;
c) Based on the regulations on local budget management decentralization, the list of voluntary social insurance participants and the expenses provided by the State budget and transferred by social insurance agencies, the finance authority shall transfer such expense to the social insurance fund every quarter. By December 31 of a year, the finance authority shall complete the transfer of expenses to the social insurance fund of that year.
4. The expenses for social insurance premiums for voluntary social insurance shall be covered by the local government budget according to the current State budget decentralization; or by the central government budget for the local governments having difficulties in budget.
Article 15. Procedures for receipt of assistance with voluntary social insurance premiums
1. An application for assistance by the persons prescribed in Point a and Point b, Clause 1, Article 14 of this Decree, includes:
a) The declaration form for voluntary social insurance participation, for the person who registers voluntary social insurance participation for the first time;
b) The declaration form for changing personal information, for the person who has participated in voluntary social insurance.
2. Processing of applications for assistance with voluntary social insurance premiums.
a) The voluntary social insurance participant shall submit an application described in Clause 1 of this Article to a social insurance agency.
b) Within the day, the social insurance agency shall decide whether to grant the application, if the application is satisfactory, or reject it and provide explanation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực