- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (81)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Thừa kế (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Khi người lao động bị ốm dài ngày người sử dụng lao động có cần lập hồ sơ báo giảm cho người này nghỉ ốm đau hay không
1. Công ty có phải báo giảm trong trường hợp NLĐ nghỉ ốm đau không?
Căn cứ vào Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, theo quy định trên NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không phải đóng BHXH nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì công ty bạn có NLĐ nghỉ ốm đau từ ngày 03/03/2021 đến ngày 28/03/2021; và NLĐ nghỉ ốm đau lớn hơn 14 ngày làm việc thì công ty bạn sẽ phải lập hồ sơ báo giảm NLĐ nghỉ ốm đau.
2. Hồ sơ báo giảm ốm đau cho NLĐ cần những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ mẫu số 600a quy định về hồ sơ báo giảm lao động nghỉ ốm đau thì bạn và người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
“– Người tham gia:
+) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH; Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (Đối với người lao động nghỉ ốm đau dài ngày) (nếu có)
– Đơn vị:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Bên cạnh đó, từ ngày 18/08/2020 người sử dụng lao động sẽ phải kê khai theo mẫu D02-LT để danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thay thế cho mẫu D02-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Lưu ý: Đơn vị/Người tham gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai hồ sơ và lưu giữ HĐLĐ, Quyết định thôi việc; Chấm dứt HĐLĐ; Quyết định chuyển công tác; … để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì công ty bạn muốn báo giảm NLĐ nghỉ ốm đau thì hồ sơ nghỉ ốm đau sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo mẫu D02-LT;
Mẫu D02-LT |
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có).
Mẫu D01-TS |
Và công ty bạn nộp hồ sơ báo giảm lao động cho cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi mà công ty bạn đang đóng BHXH.
3. Về thủ tục điều chỉnh và chế độ hưởng BHXH đối với người lao động
3.1 Về thủ tục điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH:
Căn cứ quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam hồ sơ điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH đối với đơn vị là Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
Đề nghị Bạn nghiên cứu phần hướng dẫn lập Mẫu số D02-TS nêu trên để ghi đầy đủ thông tin của người lao động, sau đó, thực hiện gửi Mẫu số D02-TS đến cơ quan BHXH để xem xét giải quyết.
3.2 Về việc hưởng chế độ BHXH đối với người lao động
Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Khoản 1 Điều 100 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về mẫu, thẩm quyền, hình thức cấp và hướng dẫn ghi Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Theo đó, trường hợp người lao động nếu bị ốm đau phải nghỉ việc và có Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ cở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp đúng theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên thì người lao động được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH.
Điều 102 Luật BHXH quy định về giải quyết chế độ ốm đau như sau:
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 của Luật này nộp cho cơ quan BHXH. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Xem thêm bài viết liên quan:
Hướng dẫn cách tính tiền nghỉ ốm đau cho người lao động nghỉ ngắn ngày
Bố và mẹ có được đồng thời nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con bệnh không?
Người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?