Đăng ký thường trú online có cần đến xuất trình bản gốc không mới nhất
Đăng ký thường trú online có cần đến xuất trình bản gốc không mới nhất

1. Đăng ký thường trú online có cần đến xuất trình bản gốc không?

Khi thực hiện đăng ký thường trú online, công dân thường không cần xuất trình bản gốc các giấy tờ. Thay vào đó, hồ sơ được nộp trực tuyến qua hệ thống quản lý cư trú, và các giấy tờ cần thiết được tải lên dưới dạng bản sao điện tử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ quan quản lý cư trú có thể yêu cầu công dân đến trực tiếp để đối chiếu bản gốc nếu có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ.

2. Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

2.1. Giấy tờ cần chuẩn bị

Điều 21 Luật Cư trú quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

  • Hồ sơ đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú ;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản ;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản ;
    • Hợp đồng hoặc văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú ;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
    • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở;
    • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thuộc các đối tượng là trẻ em, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người không nơi nương tựa được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản ;
    • Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội;
    • Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
  • Hồ sơ đăng ký thường trú trên phương tiện được đăng ký thường trú:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản ;
    • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
    • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Lưu ý:

  • Người chưa thành niên đăng ký thường trú thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
  • Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.
  • Nếu không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.

2.2. Trình tự thực hiện thủ tục

Để đăng ký thường trú online 2025 cần truy cập vào trang Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Dưới đây là hướng dẫn đăng ký thường trú online 2025 nhanh chóng nhất

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/.

Bước 2: Chọn Đăng nhập ở góc phải bên trên màn hình. Đăng nhập bằng Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

Nếu chưa có tài khoản bạn ấn chọn Đăng ký và chọn hình thức đăng ký theo Công dân và nhập các thông tin được yêu cầu để tạo tài khoản.

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

Bước 3: Chọn mục Đăng ký thường trú bên dưới

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

Bước 4: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Lưu ý các trường có gắn dấu (*) là bắt buộc phải điền, không được bỏ trống.

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhấtHướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

Bước 5: Sau khi đã hoàn thành việc điền thông tin đăng ký, bạn click vào Ghi và gửi hồ sơ bên dưới.

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

  • Ở phần cuối, đính kèm các tập tin hình ảnh về các loại giấy tờ để giúp cơ quan chức năng xác minh và giải quyết hồ sơ.
  • Ở phần này, bạn cần xác định mình thuộc trường hợp đăng ký thường trú nào để lựa chọn Giấy tờ phải đính kèm cho phù hợp (nhập khẩu vào nhà mua, nhập khẩu vào nhà người thân hoặc nhà thuê…). Chẳng hạn, nếu đăng ký thường trú vào nhà thuộc sở hữu của mình thì chỉ cần Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; không cần đính kèm Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình; Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 điều 20 Luật Cư trú (là người chưa thành niên, người cao tuổi...) hay Giấy tờ, tài liệu chứng minh diện tích bình quân với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ…
  • Bạn có thể lựa chọn hình thức nhận thông báo kết quả giải quyết qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở Công an.
  • Chọn Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên.
  • Cuối cùng, bạn click vào Ghi và gửi hồ sơ.

Lưu ý: Tất cả thông tin kê khai phải trùng với thông tin được quản lý trong Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Nếu không, hệ thống sẽ yêu cầu người dân đến cơ quan quản lý cư trú (Công an cấp xã) để cập nhật, bổ sung thông tin.

Bước 6: Sau khi đã gửi hồ sơ, bạn có thể tra cứu tiến độ hồ sơ như sau: Tại trang chủ Cổng dịch vụ công Bộ Công an, bạn chọn Quản lý hồ sơ DVC, sau đó chọn Hồ sơ mới đăng ký. Khi hiện ra giao diện mới, bạn nhập Mã hồ sơ và chọn Thủ tục hành chính để biết hồ sơ của mình đã được duyệt chưa.

Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất

Đồng thời, Thông tư 55/2021/TT-BCA cũng quy định về việc khi nộp hồ sơ trực tuyến thì người yêu cầu đăng ký thường trú cần đính kèm bản scan hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết.

3. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới là những đâu?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định địa điểm không được đăng ký thường trú mới như sau:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Điều kiện nhập hộ khẩu thường trú

Căn cứ Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

  • Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
  • Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
    • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
    • Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
    • Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
  • Trừ trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình nêu trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
    • Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất
Hướng dẫn đăng ký làm hộ khẩu thường trú online ngay tại nhà nhanh chóng nhất
  • Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
    • Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
    • Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
    • Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
  • Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
  • Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
    • Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
    • Có xác nhận UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
  • Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
  • Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Thời hạn giải quyết đăng ký thường trú là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường trú là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5.2 Phí, lệ phí đăng ký thường trú là bao nhiêu?

Theo đó, mức thu đăng ký thường trú là 20.000 đồng/lần đối với công dân nộp hồ sơ trực tiếp và 10.000 đồng/lần với công dân nộp hồ sơ online.

5.3 Tại sao cần đăng ký thường trú?

Đăng ký thường trú là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật để xác định nơi cư trú chính thức của công dân, tạo cơ sở dữ liệu quản lý dân cư chính xác và phục vụ nhiều mục đích khác như: làm các thủ tục hành chính, hưởng các quyền lợi xã hội, v.v.