- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Các trường hợp có thể hủy bỏ di chúc? Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng thực hiện như thế nào?
1. Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.Theo đó, Di chúc được thành lập dựa trên ý chí của người để lại di sản trước lúc chết.
2. Hình thức của di chúc
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Và theo Điều 628 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng/ chứng thực.
Từ quy định trên, ta có thể thấy được pháp luật về thừa kế khuyến khích lập di chúc bằng văn bản hơn so với di chúc miệng, trừ các trường hợp bất khả kháng, hạn chế năng lực hành vi của người để lại di chúc, đột tử … nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như đảm bảo thực hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
3. Các trường hợp có thể hủy bỏ di chúc?
Căn cứ Điều 629, Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật quy định có thể hủy bỏ di chúc được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
- Các di chúc bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Theo đó, nếu thường một trong các trường hợp trên thì di chúc có thể hủy bỏ theo quy định.
4. Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 thì Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Theo đó, thì khi người lập di chúc muốn hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc hủy bỏ đó.
Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc hủy bỏ di chúc đó.
5. Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ di chúc đã công chứng
Theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì thành phần hồ sơ công chứng văn bản hủy bỏ di chúc gồm các loại giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng);
- Dự thảo Văn bản hủy bỏ di chúc (nếu có);
- Bản chính Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng;
- Bản chính Di chúc đã được công chứng của người yêu cầu;
- Sổ hộ khẩu của người yêu cầu.
Theo đó, nếu bạn muốn hủy bỏ di chúc đã công chứng bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu trên và đến trực tiếp Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện theo đúng quy định.
Trên đây là những nội dung liên quan đến Các trường hợp có thể hủy bỏ di chúc? Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng thực hiện như thế nào? để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý liên quan đến hủy bỏ di chúc.
Xem các bài viết có liên quan:
Di chúc là gì? Quy định pháp luật hiện hành về chia thừa kế theo di chúc