Tìm các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Trả lời Câu hỏi 3 (trang 37 Chuyên đề Ngữ văn 11) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 11.

1 954 03/04/2024


Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 34)

Câu hỏi 3 (trang 37 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (làm vào vở):

Luận điểm

Lí lẽ và dẫn chứng

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ và dẫn chứng

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: nó không mang tính di truyền.

Lí lẽ: Ngôn ngữ không thể tách rời xã hội, trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển bên ngoài

xã hội.

Bằng chứng 1: Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã.

 

Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Lí lẽ 1: Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong.

Bằng chứng 1: Sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa, không có sự huỷ diệt hoàn toàn.

Lí lẽ 2: Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Bằng chứng 2: Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý như sóng thần, thuỷ triều, động đất, bão, gió...

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân.

Lí lẽ: Ngôn ngữ tồn tại không chỉ cho riêng tôi, riêng anh, mà cho “chúng ta”, cho mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ là “của riêng” của mỗi cá nhân, do cá nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ anh ta biết, “sản phẩm” cá nhân ấy không thể dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho mọi người.

Bằng chứng: Tính chất này được thể hiện rõ ở sự quy ước của từng xã hội. (HS có thể tìm thêm những bằng chứng trong văn bản).

1 954 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: