Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 2,050 17/09/2024


Tác giả tác phẩm: Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - Ngữ văn 11

I. Tác giả Phạm Văn Tình

- Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Tình sinh năm 1954, quê ở Nam Định. Ông là Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

II. Tìm hiểu tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: Văn bản thông tin .

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Nguyên văn tên đầy đủ của văn bản là "Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - “Ghét như con bọ chét”"

- Bài báo được đăng trên Báo Phụ nữ ngày 28/07/2020.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Tự sự .

4. Bố cục

- Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.

- Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.

- Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn

- Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề: hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bài viết như lời cảnh tỉnh dành cho các bạn trẻ các bạn trẻ đừng mải mê sáng tạo lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dòi tiếng mẹ đẻ.

6. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản đưa ra các dẫn chứng cụ thể nhằm tăng tính xác thực, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về việc sử dụng từ ngữ của giới trẻ hiện nay.

- Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt nội dung.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

1. Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ

* Biến thể chính tả:

- Kiểu chát trên Internet

+ Thay chữ “ô” bằng chữ “u” hoặc bỏ hẳn chữ “ô”.

+ Nhiều phụ âm bỏ ra: chữ “n” là một trong những nghi phạm, chữ “h”, chữ “k”.

+ Chữ “q” và “u” xấu lắm, chữ “w” đẹp hơn nhiều.

- Kiểu viết tắt.

* Các loại “sáng tạo” lệch chuẩn:

- Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm, nối từ: a-kay với chim cú thành cay cú.

- Sử dụng tiếng lóng.

- Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loại, khó kiểm soát.

2. Nguyên nhân về việc dùng từ của giới trẻ hiện nay

Giới trẻ từ tìm cho mình một cách ứng xử, trong đó coi “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí, tạo không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp.

3. Hậu quả

- Gây ra sự hỗn loạn trong sử dụng tiếng Việt.

4. Lời kêu gọi

Giới trẻ cần trau dôi tiếng mẹ đẻ, rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ: nghe - nói - đọc - viết.

IV. Đọc tác phẩm Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

PNQ – “Tôi chẳng hiểu thứ tiếng Việt mà bọn trẻ đang nói và chat với nhau là thứ tiếng Việt gì?;“Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đã xuống cấp đến thế sao?”,... Nhiều người đã hỏi tôi những câu đại loại thế. Ta đọc thấy trong đó thái độ bất bình, không chấp nhận lối nói, lối viết của giới trẻ ngày nay.

Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X (sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX) và dòng Y2K (sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000). Tuổi teen, tuổi học trò, tuổi hoa phượng, tuổi mực tím, tuổi ô mai,... đều là những từ chỉ giới trẻ, đang “tuổi ăn tuổi ngủ” và thường bị coi là “ăn chưa no, lo chưa tới". Ngôn ngữ của họ phải chăng cũng thể hiện điều này? Những biểu hiện ngôn từ, cách nói, cách viết của họ đúng là khác hẳn với tiếng Việt toàn dân. Đó chính là thứ “tiếng Việt đời mới”.

Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...

Chẳng cần phải mang Từ điển chính tả tiếng Việt ra đối chiếu, ta cũng thấy rất nhiều cách viết "sáng tạo" của giới trẻ bây giờ. Chẳng hạn, đây là một đoạn trong bài Tiếng Việt thời ở của tác giả Giô-sép Ru-ê-lê (Joseph Ruelle), người Ca-na-da (Canada) (từng học và công tác tại Việt Nam, được bạn đọc Việt Nam biết đến với biệt danh “Giàu" (Joe) quen thuộc). Bài của anh khá dài, tôi chỉ trích một số đoạn tiêu biểu:

“Sáng nay, mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Intemet của thanh niên Việt Nam. Thứ nhất, mình quyết định thay chữ "ô" bằng chữ "u" — nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong một số trường hợp khác, minh sẽ bỏ chữ “6" hẳn ra,... Tức là phải sửa lun – minh không mún làm người khác bùn đâu! Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n" là một trong những “nghi phạm" nổi bật nhất. Vâng, chữ ấy đôi khi rất phi – nhưg cũng có nhiều chữ phi khác nữa, chưa xong đâu! Chữ “h" ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũng nói vậy – khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ "k" ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hông chịu nổi).

Có ai đồng ý với mìn rằng 2 chữ “q” và "u" xấu lắm hôg? Chữ “w" đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat Yahoo và có người viết hai chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wẽ thế!" — để họ sẽ wen với wan điểm wẫn chúg của giới trẻ."

Có thể nói, anh chàng Giàu đã “thâu tóm" được rất nhiều biến thể chính tả mà các chàng, nàng tuổi teen đang dùng. Chuyện chào nhau bằng “2!”, chào và chúc ngủ ngon bằng “G9!" giờ đây đã quá quen thuộc (và lan sang “lớp già”). Ngoài ra, còn những kiểu viết tắt thông dụng hơn (xưa nay vẫn dùng) được các sĩ tử (không rõ vô tỉnh hay hữu ý) đưa vào các bài kiểm tra và bài thi (viết như thế là phạm quy): ”, n…, nh = những, o, ko, kg = không, Ả=người; of = của; no vđ = không phải vấn đề; & -va;...

... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ

Học trò bây giờ sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ (của các từ đã có kết hợp với một từ khác). Chẳng hạn: akay —chim cú — cay cú; cá kiếm - kiếm tìm, ca mơ run — run (sợ), lo lắng, cam pu chia — cùng góp tiền vào một sự kiện chung nào đó, Thủ Lệ đẹp; Hồng Lâu Mộng =mộng mơ; Lỗ Tấn — thua lỗ, thiệt, Phan Đinh Tu = uống thẳng, không rót ra cốc; Yết Kiêu =kiêu kì, kiêu ngạo, cá chẽ= chê bai dè bỉu; Nghĩa Lộ=làm lộ bí mật, Lý Thường Kiệt = vô lí,...

Hay cách nói “mở rộng" tổ hợp theo vần điệu đã có. Ví dụ: ghét như con bọ chét (ghét), ngất ngây con gà tây (thích thú), tỉnh vi sở tỉ con gà ri (tỉnh tướng, ta đây),.... Nếu chỉ thế thôi thì có thể chấp nhận. Vì dù sao cũng tạo nên lỗi nổi tếu táo, cho vui, được biện minh là giúp “xả stress, giảm căng thẳng”. Nhưng người ta lại nói rằng, có một thứ “tiếng lỏng" đang hình thành trong giới học đường. Tiếng lỏng là một biệt ngữ, cách nói những từ ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, chỉ trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi.

Xét theo phương diện đó, nhiều từ mà các "cậu ấm cô chiêu" dùng có thể coi là dạng lỏng. Chẳng hạn, họ gọi trường học là khám Chỉ Hoả, gọi bị đứng kiểm điểm cuối lớp là chào cờ, gọi bố mẹ là tiền bối lắm lời, gọi xe máy là con nghèo, gọi bạn gái là gà bông, gấu, gọi bạn trai là xe trâu, gọi tiền là máu khô, gọi đô la là tờ âm phủ....

Điều đáng nói là cách nói này (và cả tiếng lỏng này) do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường nên tạo ra nhiều "teencode" (mã ngôn ngữ tuổi teen) khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu, muôn hình muôn vẻ. Nó hoàn toàn không giống với ngôn ngữ toàn dân – một"code" (mã) chung cho cả cộng đồng. Chính vì nảy sinh theo kiểu “trăm hoa đua nở" nên các “teencode" này tạo nên sự hỗn loạn, khó kiểm soát.

Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?

“Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.". Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái li của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ" nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.

Giáo sư Nguyễn Đức Dân (bảo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: "Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.". Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang "kí sinh" vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode" không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi.

Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ "teencode" kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém.

Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quả bắt cập. Điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những “sáng tạo" lạ kì đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dài, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, càng trẻ càng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hải, đang mới mẽ (như tờ giấy trắng), có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chỉnh khi còn trẻ thì sẽ không còn cơ hội nữa.

V. Sơ đồ tư duy Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

đang cập nhật

1 2,050 17/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: