Lời tiễn dặn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Lời tiễn dặn Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 65,654 16/09/2024


Tác giả tác phẩm: Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ Văn 11 Lời tiễn dặn - Cánh diều

I. Tác giả văn bản Lời tiễn dặn

Tác phẩm của dân tộc Thái là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số.

Lời tiễn dặn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

II. Tìm hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn

1. Thể loại

Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ

a. Khái niệm: Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí.

b. Đặc điểm

- Chủ đề:

+ Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi.

+ Các chàng trai, cô gái nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.

- Cốt truyện:

+ Yêu nhau tha thiết;

+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ;

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích trong “Tiễn dặn người yêu”.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Lời tiễn dặn có phương thức biểu đạt là Tự sự, biểu cảm.

4. Tóm tắt văn bản Lời tiễn dặn

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm - đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đành phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tuỵ là người yêu cũ. Dau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi) là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

Đoạn trích “Lời tiễn dặn” là lời chàng trai căn dặn cô gái khi đưa cô về nhà chồng và khi chứng kiến cảnh cô gái bị đánh đập.

5. Bố cục bài Lời tiễn dặn

Lời tiễn dặn có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

- Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.

6. Giá trị nội dung

- Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

7. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp tự sự và trữ tình.

- Lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết.

- Mượn thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời tiễn dặn

1. Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu

Lời tiễn dặn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Tình cảm quyến luyến, tha thiết của một tình yêu sâu sắc người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

- Cảm nhận về nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại/Vừa đi vừa ngóng trông: Chàng trai như thấy cô gái vẫn nuối tiếc, vẫn chờ đợi nuôi hy vọng.

+ Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nổi nhớ Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ.

+ Cô gái ngoảnh lại, ngóng trông, lòng càng đau càng nhớ. Cô giải bày với cảnh vật thiên nhiên: Em tới rừng ớt ngắt lá ới ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi chờ; tới rừng lá ngón ngóng trông.

- Chàng trai đã khẳng định lòng chung thuỷ của mình: Chàng trai mượn hương người yêu lúc này vì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm.

- Chàng trai động viên an ủi cô gái Con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ Bé xinh hãy đưa anh bồng/ Cho anh bế con dòng đừng ngượng./ Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.

+ Con nhỏ, bé xinh, con rồng, con phượng là chỉ con của cô gái với người chồng được anh yêu quý.

→ Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để làm vừa lòng mẹ nó. Động viên an ủi đấy mà vẫn còn cái gì đó rưng rưng.

- Chàng trai ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống: Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về/Đợi chim tăng ló hót gọi hè/Không lấy đuợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già".

→ Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau.

Qua đoạn thơ ta thấy được nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Đồng thời đó cũng là sự chờ đợi, bám víu trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi hổ của cô gái khi bị ép duyên.

2. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái

- An ủi, vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi:

+ Làm thuốc cho cô gái uống;

+ Giúp cô làm việc.

→ Sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô gái.

- Điệp từ chết và những hình ảnh thiên nhiên chỉ sự hóa thân gắn bó khăng khít giữa hai nhân vật trữ tình, khẳng định tình yêu mãnh liệt, thủy chung son sắt của họ.

- Các hình ảnh so sánh tương đồng (tình đôi ta – tình Lú Ủa; Lòng ta thương nhau – bền chắc như vàng, đá) và các điệp ngữ (yêu nhau, yêu trọn) thể hiện khát vọng, ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được.

IV. Đọc tác phẩm Lời tiễn dặn

1.

Quảy gánh qua đồng ruộng,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà gắt là cà ngồi đợi,
Tới rừng là ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu e mới chịu quay đi.

/.../

Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi[3]
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

/.../

“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló hót gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.”

/.../

2.

- “Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ông thuốc này em uống khỏi đau.
Tơ rối đôi ta cũng gỡ,
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng;
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thuở cũ.
Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát,
Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi,
Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh.
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng,
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.

V. Sơ đồ tư duy Lời tiễn dặn

Lời tiễn dặn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 - Cánh diều (ảnh 1)

1 65,654 16/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: