Phải coi pháp luật như khí trời để thở - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Phải coi pháp luật như khí trời để thở Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 4,152 17/09/2024


Tác giả tác phẩm: Phải coi pháp luật như khí trời để thở - Ngữ văn 11

I. Tác giả văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở

- Tác giả: Lê Quang Dũng.

II. Tìm hiểu tác phẩm Phải coi pháp luật như khí trời để thở

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: Văn bản thông tin.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Văn bản được in trong cuốn sách Người Việt “Phẩm chất thói hư tật xấu”

3. Phương thức biểu đạt

-Phương thức biểu đạt: Tự sự.

4. Bố cục

- Phần 1: Phần mở đầu

- Phần 2: Bàn luận về vấn đề an toàn lao động bằng việc kể về một tai nạn lao động mà tác giả biết đến.

- Phần 3: Bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông.

- Phần 4: Bàn luận và dẫn chứng về các trò đùa tai hại.

- Phần 5: Vấn đề phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời cho người đọc thấy rõ một trong những vấn đề rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay, đó là vấn đề chú trọng pháp luật. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, với sự phát triển đất nước.

6. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn một cách mạch lạc rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phải coi pháp luật như khí trời để thở

1. Nhan đề - đề tài

- Nhan đề cho thấy đề tài được đề cập trong văn bản: Hiện tượng vi phạm luật và ý thức coi nhẹ luật pháp của người Việt

- Thái độ của người viết: Đề cao vai trò của luật pháp

=> Ý nghĩa của vấn đề: Thời sự, cấp thiết, có tính giáo dục cao, có ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng.

2. Bố cục và cách trình bày

- Bố cục:

+ Phần Sapo in đậm

+ Từ chuyện an toàn lao động

+ đến tai nạn giao thông

+ và trò đùa tai hại

+ Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở

=> Nhận xét: Mạch lạc, logic, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phần.

3. Đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp

- Sử đụng đa dạng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh và biểu cảm.

4. Mục đích, ý nghĩa của văn bản

- Mục đích: Giúp người đọc nhận thức được sự cần thiết của việc chấp hành luật pháp như là yếu tố sống còn của con người

- Cách thức thể hiện: Đưa ra hiện tượng và hậu quả để người đọc tự nhận thức –> thay đổi hành vi, thái độ.

- Thái độ: Phê phán những hành vi coi thường luật pháp; kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

IV. Đọc tác phẩm Phải coi pháp luật như khí trời để thở

Năm 1996, tôi làm đốc công kiêm phiên dịch cho một công tỉ sửa chữa tàu biển và giàn khoan ở Vũng Tàu. Một sự cố hủ hồn làm tôi nhớ mãi. Lần ấy, chúng tôi làm việc trên giàn khoan ÊKHABI ở mỏ Bạch Hổ.

Từ chuyện an toàn lao động Sáng hôm đó, giờ giải lao, một nhóm công nhân vào phòng ở của họ hút thuốc. Hết giờ nghỉ, cả nhóm tiếp tục công việc. Mươi phút sau, hai thợ sơn vào phòng sửa lại cái súng phun sơn. Vừa mở cửa, khói trong phòng mù mịt, lửa cháy mấy bộ quần áo bảo hộ lao động để dưới sàn nhà và leo lên cả chăn nệm của cái giường tầng dưới. Một người nhảy vào vòng lửa dùng chăn dập túi bụi. Người kia lao ra ngoài hành lang kéo vòi cứu hoả vào. Phút chốc, cả phòng tràn ngập nước, ngọn lửa bị khống chế. Lúc bấy giờ, thuỷ thủ Nga cũng đổ xô đến. Hai công nhân Việt Nam áo quần ướt sũng, mặt xanh như tàu lá. May mà chưa báo động toàn giản. Sau này tìm hiểu thì được biết, lửa từ một mẫu thuốc lá chưa dụi tắt đã bén sang cái giẻ lau tay có dung dịch axeton rồi lan sang mấy bộ quần áo bảo hộ gần đó. Về sau, tôi còn được nghe ở một giàn khoan khác cũng tại mỏ Bạch Hổ, có công nhân ta sau giờ làm việc, nổi hứng xuống chân để câu cá, không may trượt chân ngã xuống biển, phải mấy ngày sau mới vớt được xác. Hầu hết công nhân, kĩ sư Nga trên giàn khoan đều nhận xét công nhân Việt Nam làm được việc, nhưng ý thức kỉ luật chưa cao, đặc biệt là an toàn lao động kém. Tôi cảm thấy lời nhận xét đó không oan uổng một tí nào.

Đến tai nạn giao thông

Năm ngoài có dịp về quê, ghé thăm người bạn cũ, tôi được nghe một chuyện đau lòng. Anh bạn có cậu con trai, vừa học xong một trường đại học ở Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, được học tiếp thạc sĩ. Trước hôm con ra Hà Nội học, cả nhà liên hoan, mời khá đông bạn bè anh em. Hơn 21 giờ, tiệc tan. Nổi hứng, cậu con trai cùng ba người bạn lên hai chiếc xe máy chạy lòng vòng quanh thành phố Vinh để mai ngày chia tay. Men rượu bia xen lẫn niềm vui chiến thắng, chiếc xe máy con anh bạn không làm chủ tốc độ, lao vào một chiếc xe tải ngược chiều, chết ngay tức khắc cả hai người. Một cái chết thương tâm, gây sửng sốt cho nhiều người. Cả gia đình bạn tôi đến bây giờ vẫn chưa vơi được nỗi đau mất mát. Việt Nam là một trong những nước có số vụ tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới. 276 873 vụ tai nạn giao thông làm 113 754 người chết và 296 592 người bị thương tật trong 15 năm gần đây (1990 – 2005), Chỉ tính riêng năm 2005 có tới 12 048 người chết. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tai nạn là ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém. Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xoá số dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào.

Và trò đùa tai hại

Cách đây mấy ngày, trên chuyến bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, một hành khách nổi hứng dọa trên máy bay có lựu đạn. Các biện pháp an ninh được áp dụng. Ngành hàng không lỡ chuyến bay, hành khách được một phen hú vía. Đây không phải lần đầu, mà là lần thứ ba trong vòng vài tháng người ta nổi hứng làm vậy. Xin không nói đến những thiệt hại, chỉ nói đến một khía cạnh khác: ý thức luật pháp của công dân. Trong số họ, có người là hoạ sĩ, có người làm du lịch. Họ là những người làm văn hoá mà không hiểu cái tối thiểu của văn hóa pháp luật. Thử hỏi nếu những hành khách kia thực sự có văn hoá, hiểu biết luật pháp và việc xử phạt của nhà nước nghiêm minh thì có ai dám đùa theo kiểu đó?

Đấy là chưa nói đến những chuyện vi phạm pháp luật tày trời, trắng trơn trong kinh doanh như chuyện mua bán hoá đơn tài chính, khai gian thuế,.... làm thất thoát tiền thuế nhà nước hàng trăm tỉ đồng.

Phải coi pháp luật quan trọng như khi trời để thở

Nhà văn hoá, Giáo sư Phan Ngọc kể lại một mẩu chuyện nhỏ như thế này: Có lần ông cùng một học giả người Pháp đi xe đến gần cầu Long Biên (Hà Nội). Vị khách người Pháp thấy một cái biển lớn để “Sống và làm việc theo pháp luật”. Vị khách bảo Giáo sư Phan Ngọc dịch. Nhà văn hoá học dịch xong, ông người Pháp sửng sốt: "Làm sao có thể có một khẩu hiệu kì lạ như thế này?". Đối với vị khách, nói sống và làm việc theo pháp luật thì cũng kì quặc như nói: Sống và làm việc thì phải thở.

Cứ mỗi lần có khách ở quê hay khách nơi khác đến Thành phố Hồ Chí Minh chơi, tôi lại dẫn họ đến công viên văn hóa Đầm Sen "khoe" vẻ đẹp của nó. Tất cả đều có chung nhận xét rất cảm tỉnh: một công viên sạch. Sở dĩ nó sạch vì một phần có đội ngũ những người làm vệ sinh luôn cần mẫn, nhưng có một lí do khác là công viên xử phạt nghiêm những người xả rác bừa bãi. Cử nhìn thấy cái bảng phạt, ít ai dám làm ẩu. [...]

Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật. Hay nói cách khác, thượng tôn pháp luật cũng chính là để tiến đến văn minh. Phải coi một nhà nước biết đến pháp quyền và nhân dân hiểu pháp luật quan trọng như khi trời để thở, như nước uống hằng ngày.

V. Sơ đồ tư duy Phải coi pháp luật như khí trời để thở

đang cập nhật

1 4,152 17/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: