Theo em, truyện Chí Phèo có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? Chỉ ra biểu hiện cụ thể

Trả lời Câu 4 trang 22 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 257 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Bài 3: Truyện

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo em, truyện Chí Phèo có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? Chỉ ra biểu hiện cụ thể và tác dụng của những nét đặc sắc về nghệ thuật đó.

Trả lời:

Truyện Chí Phèo có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Cách mở đầu truyện: Mở đầu truyện là hình ảnh đầy ấn tượng - Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Việc chửi bới của Chí chính là phản ứng của hắn với toàn bộ cuộc đời Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Chi tiết này thật đơn giản, nhưng Nam Cao đã nói được với người đọc rất nhiều về kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hoá, không còn được làm người.

- Tạo dựng không gian và thời gian:

+ Không gian: Toàn bộ truyện diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm này. Làng Vũ Đại có số dân “không quá hai nghìn”, lại “xa phủ, xa tỉnh”; có tôn ti trật tự nghiêm ngặt; đám cường hào ở làng kết bè kéo cánh như một đàn cá tranh mồi; những người dân thấp cổ bé họng, hiền lành suốt đời bị ức hiếp, đè nén, chỉ è cổ làm để nuôi bọn lí hào;... Đây là một không gian sống động, ngột ngạt, đen tối. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Thời gian: Truyện không kết cấu theo trình tự thời gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân vật rồi lại quay lại hiện tại. Thời gian trần thuật trong truyện gói gọn trong khoảng thời gian sáu ngày từ lúc Chí Phèo vừa đi vừa chửi và năm ngày ở bên thị Nở đến buổi sáng giết ba Kiến rồi tự sát. Qua đó, nhà văn đã cho thấy sự hồi sinh và nhấn mạnh bi kịch của Chí Phèo. Sử dụng chi tiết: tiếng chửi, bát cháo hành, các chi tiết về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ / tâm trạng của Chí Phèo,...

– Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật:

nhân vật sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của người kể chuyện; dẫn dắt + Trong truyện, ngôn ngữ kể chuyện là toàn bộ lời giới thiệu, miêu tả đối với người đọc đi vào thế giới của tác phẩm; mách bảo, chỉ dẫn cho người đọc về cách hiểu nhân vật, tình huống và khơi gợi những phản ứng tình cảm của họ. Do vậy, nó gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu của tác phẩm. Ngoài ra, trong truyện, nhà văn còn sử dụng dụng ngôn ngữ trấn thuật nửa trực tiếp. Ở đó lời người kể chuyện (lời gián tiếp) có hàm chứa những yếu tố lời trực tiếp như ý nghĩ, cảm xúc, từ ngữ,. của nhân vật. Nam Cao tạo được giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp thật hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp với lời nửa trực tiếp Do đặc điểm này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng ghép vào nhau. Ngôn ngữ truyện vì thế vừa rất linh hoạt, uyển chuyển vừa có tác dụng thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật.

+ Ngôn ngữ nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật như Chí Phèo, bá Kiến, thị Nở,... Nhưng đôi khi ngôn ngữ của nhân vật cũng được lồng vào ngôn ngữ nửa trực tiếp như trên. Ngôn ngữ của các nhân vật là một phương diện quan trọng thể hiện tính cách, tâm lí của họ, nhất là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Chí Phèo. Qua đó, nhà văn đã phân tích được một cách sâu sắc tâm lí của nhân vật.

– Ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn:

+ Ngôi kể thứ ba.

+ Điểm nhìn gồm có điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, bá Kiến, thị Nở). Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn: giúp cho nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên đồng thời, tạo cho tác phẩm nhiều giọng điệu đan xen lẫn nhau, phong phú và biến hoá, làm nên sức hấp dẫn đối với người đọc.

1 257 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: