Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Trả lời Câu 1 trang 40 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Bài 3: Truyện
Câu 1 trang 40 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hiện nay. Em hãy đọc bài viết ở cột bên trái và thực hiện các yêu cầu nêu ở cột bên phải:
(1) Nguyễn Du là tác gia lớn của nền văn học dân tộc. Và Truyện Kiểu là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật dưới ngòi bút của một nghệ sĩ thiên tài. Bên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa. |
Câu nào trong phần (1) nêu vấn đề của bài viết? |
(2a) Trước hết, đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng người trong xã hội. Vì tiền, con người sẵn sàng chà đạp lên công lí, luật pháp, đạo nghĩa, thậm chí chà đạp lên cả hạnh phúc và cuộc sống của người khác. Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. “Chẳng quá” như một lí giải lạnh lùng và quá đỗi vô tình. “Tiền” trở thành một lí do chính đáng, như là đương nhiên nó phải thế, không trái lại được. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đảo điên vì tiền. Đồng tiền làm mưa làm gió, đồng tiền đứng trên kỉ cương, có thể biến những con người đức hạnh như Kiều trở thành hàng hoá. Đồng tiền cũng biến con người thành ác quỷ. Xã hội đầy rẫy những quân vô loài, những kẻ tàn ác và bị đồng tiền làm cho mất hết cả nhân tính. Bọn chúng đều không có mối quan hệ gì với nhau nhưng lại tồn tại như một hệ thống những mắt xích để tạo ra một thứ thiên la địa võng, vây bủa chà đạp lên tất cả những gì thanh sạch, đức hạnh, lương thiện,... Vì vậy, tài năng, đức hạnh như Thuý Kiều dù có vùng vẫy thế nào cũng không thoát khỏi thân phận gái thanh lâu. Người anh hùng như Từ Hải thì lại bị coi là giặc cỏ. Ngược lại, ác độc, thủ đoạn như Hồ Tôn Hiến lại làm tới chức quan Tổng đốc trọng thần. Vì cái lợi của mình, vì đồng tiền, tất cả bọn lang sói vô loài không cho con người quyền sống yên ổn. Con người muốn tự do yêu đương chân chính thì giữa đường đứt gánh, gương vỡ bình tan. Cha mẹ, anh em, con cái muốn sum họp lại gặp sấm sét bất kì, tai bay vạ gió, phút chốc gây nên cảnh sinh li tử biệt. Đem thân ngọc mình vàng an phận thủ thường thì ngọc nát vàng phai, cam phận tôi đòi thì lại “Một phen mưa gió tan tành một phen”. Mong nương nhờ cửa Phật, hứng giọt nước cảnh dương thì cửa từ bi nào giấu được cảnh trầm luân khổ ải... Tất cả khổ đau đó do ai đã gây ra? Chẳng phải do đồng tiền mà nên sao? Hơn nữa, đóng tiền còn là phương tiện giải quyết mọi vấn đề, vướng mắc trong cuộc sống: Có ba trăm lạng việc này mới xong Để cứu được cha và em, gia đình Thuý Kiều phải bỏ ra ba trăm lạng để nộp cho bọn lính lệ. Như vậy, ở đây tiền giải quyết cả việc xử kiện, tiền đứng trên cán cân công lí, thay thế pháp luật. Không chỉ có thế, tiền còn là sức mạnh đảo lộn, đổi thay mọi giá trị trong cuộc sống: Trong tay đã sẵn đồng tiền. Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì? “Trắng – đen” không phân định được, đúng sai không rõ ràng bởi đứng giữa hai thái cực ấy là thế lực đồng tiền. Tiền nghiêng về phía nào thì bên đó sẽ giành được phần thắng. Hơn thế, đồng tiền còn làm lu mờ, thậm chí cướp đi tất cả những giá trị của con người. Tài sắc, phẩm hạnh của Thuý Kiều không được coi trọng, nó chỉ đáng giá là những món hàng để người ta mặc sức trao đổi, mua bán, “Cò kè bớt một thêm hai”. Đau xót làm sao... Qua tất cả những điều đó, bản chất, bộ mặt của xã hội phong kiến đã dần dần hiện lên. Đó là xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII thối nát, mục ruỗng với thể chế chính trị rối loạn, tham tàn, tầm văn hoá của con người thì thấp kém. Bởi thế, con người mới bị đồng tiền mê hoặc, quyến rũ, trở nên tha hoá, biến chất, xấu xa, nhẫn tâm và thậm chí không còn mang trái tim loài người. Cuối cùng thì vẫn là người dân yếu đuối, cô độc trong xã hội ấy gánh chịu tất cả những nỗi xót xa, thống khổ của kiếp người. |
Đọc lướt phần (2a), (2b) và cho biết: Bài văn có mấy luận điểm?
Ở phần (2a), người viết nêu những lí lẽ nào? Xác định các câu lí lẽ.
Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy từ đâu?
|
(2b) Nhưng không chỉ trong xã hội phong kiến. Đồng tiền trong đời sống luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Từ thời xa xưa cho đến bây giờ, đồng tiền vẫn luôn phát huy vai trò quan trọng của nó. Tiền là tài sản vật chất có giá trị ngang với các thứ tài sản vật chất khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, rõ ràng đồng tiền đã bộc lộ tất cả những mặt xấu xa, thối nát của nó. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu đồng tiền thực sự chỉ có mặt xấu xa thì sao nó có thể tồn tại đến ngày nay? Hãy tưởng tượng xem một thế giới không có đồng tiền sẽ tối tệ thế nào? Lúc ấy, khi đi ra ngoài, giả dụ bạn muốn mua một thứ gì đó, bạn phải quay trở về nhà để mang một thứ khác ra trao đổi. Mà có khi sẽ chẳng còn những dịch vụ mua bán đó nữa, con người sẽ lùi về hàng vạn năm trước sống cuộc sống tự cung, tự cấp. Khi đó mỗi người sẽ là một “lãnh chúa” trong “lãnh địa” của chính mình, không liên quan, giao thiệp với thế giới bên ngoài mình. Ngày đó biết đâu Bill Gate (Bin Ghết) sẽ tới cầu xin sự giúp đỡ của bạn!... Vậy bạn đã thấy cuộc sống cần có đồng tiền như thế nào chưa? Rõ ràng, tiền là một phương tiện có ích để thoả mãn những nhu cầu chính đáng của con người. Hơn nữa, nó còn là phép thử để bộc lộ bản chất, tầm văn hoá của con người. Trong thực tế, có những người sử dụng đồng tiền như một phương tiện để thực hiện lí tưởng, khát vọng, tạo lập sự nghiệp. Điều đó là hoàn toàn chính đáng. Song cũng có người sử dụng đồng tiền để mua chuộc, khống chế người khác, hoặc coi tiền là mục đích sống. Họ lại giống các nhân vật phản diện trong Truyện Kiều, có thể trở nên tàn bạo, hèn kém, xấu xa. Cách sử dụng đồng tiền như thế sẽ mở đầu cho một lối sống không đẹp, sống ích kỉ, sống tầm thường,... Không ít kẻ vì tiền mà bán rẻ anh em, bạn bè, cha mẹ, bán rẻ chính tâm hồn mình, lương tâm mình cho quỷ dữ. Họ sẵn sàng ra tay trộm cắp, cướp của, giết người,... Đây cũng là vấn đề nan giải của cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nếu đồng tiền đó là kết quả của mồ hôi, công sức lao động, là thành quả của những cống hiến, thì ta cần biết quý trọng, biết sử dụng đúng mức để giá trị của nó được phát huy. Tôi đã từng nghe kể một câu chuyện. Một ông bố, khi đến cuối đời, muốn dạy cho con giá trị đích thực của đồng tiền, biết quý trọng đồng tiền chân chính tự mình làm ra, nên bắt con trai rời nhà đi làm ăn, mang tiền về. Người mẹ thương con, trong phút chia tay đã đưa cho con tiền. Thế là anh ta cầm số tiền đó đi, tiêu gần hết rồi mang số còn lại về đưa cho bố. Nhưng không ngờ ông đã thẳng tay ném số tiền đó xuống nước. Thấy thái độ thản nhiên của người con, ông đã khẳng định đó không phải là những đồng tiền do anh làm ra và đuổi anh đi. Trong lần ra đi này, anh ta lỡ tiêu hết số tiền mẹ đưa. Vì vậy, anh ta phải làm việc rất vất vả, chật vật để có tiền mang về cho bố. Nhưng lần này cũng vậy, ông bố ném ngay số tiền đó vào lửa. Không ngại nóng, bỏng, anh ta thò ngay tay vào móc số tiền đó ra. Qua câu chuyện trên, có thể thấy rõ rằng, chỉ khi đóng tiền là do chính bàn tay ta tạo nên thì nó mới được đặt đúng vị trí và nhìn nhận đúng giá trị của nó. Mặt khác, cũng không nên vì thấy đồng tiền quý giá mà ta phải quỵ lụy, phụ thuộc và quá mê muội trước giá trị của nó. Điều đó sẽ làm ta đánh mất đi bản thân, mất đi tự do, nhầm lẫn về những giá trị thực của cuộc sống. (3) Tóm lại, chúng ta hãy cố gắng hết mức có thể để trả lại cho đồng tiền giá trị thực của nó, đừng đổ oan cho nó. Để làm được điều ấy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ hiểu biết, tích cực sống, tích cực làm việc để bằng nội lực của chính mình đứng cao hơn đồng tiền. (Bài viết của Đỗ Thu Hà, in trong Dạy và học nghị luận xã hội, Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam) |
Phần (2b) nêu những lí lẽ nào? Những câu nào nêu lí lẽ ở phần này?
Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy từ đâu?
Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích gì?
Mục đích của phần (3) là gì? |
Trả lời:
- Câu văn: Bên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa.
- Bài văn có 2 luận điểm.
- Ở phần (2a), nêu lí lẽ: Đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều người trong xã hội. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đảo điên vì tiền,….
- Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy trong “Truyện Kiều”.
- Phần (2b) nêu lí lẽ: Đồng tiền trong đời sống luôn là 1 vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người,…
- Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy trong “Truyện Kiều”.
- Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích là dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến nếu đồng tiền là mồ hôi, công sức lao động, là thành quả của những cống hiến thì ta cần biết quý trọng, biết sử dụng đúng mức để giá trị của nó được phát huy.
- Mục đích của phần (3): Tổng kết vấn đề, nêu lên bài học bản thân.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?...
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Xác định tình huống truyện....
Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao....
Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được...
Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới...
Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chi Phèo)...
Câu 6 trang 33 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới....
Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cho đề bài sau:...
Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong số những văn bản truyện mà em đã đọc hoặc đã học,...
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều